THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ
2.3.4.2. Thông tin và sự tham gia.
Khả năng tham gia các hoạt động cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số rất hạn chế. Nguyên nhân là do ít hiểu biết, không có những thông tin cập nhật đặc hiệt nhất là thông tin về kinh tế và khoa học kỹ thuật.
Trong khi huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đã có vườn đồi chuyên canh cây vải thiều tạo ra vùng hàng hoá lớn có giá trị kinh tế cao; thì ở các vùng miền núi ở
Nghệ An, Thanh Hoá, vườn của các hộ dân tộc thiểu số vẫn là cây ăn quả không có giá trị kinh tế.
Rõ ràng là thông tin có vai trò to lớn. Nó không những nâng cao trách nhiệm cho các cấp lãnh đạo cơ sở, gợi ý cho họ suy nghĩ và sáng tạo cách làm, xây dựng các mô hình thông tin đem lại cho người nghèo kin h nghiệm sản xuất, kiến thức làm ăn và tiếp cận với những hàng hoá mà thị trường đang có nhu cầu. Tạm gọi loại thông tin này là thông tin xuôi chiều.
Nhưng có m ột thực tế đã xảy ra ở một số nơi: Những giống m ới và kỹ thuật đưa vào sản xuất ở miền núi đã thất bại do cơ quan khoa học chưa tìm hiểu k ỹ tình hình m ọi mặt ở địa phương. Đ iều đó đặt ra một yêu cầu không thể thiếu là
cần có thông tin ngược chiều, tức là phía người nghèo. Điều này, trước hết cung cấp cho lãnh đạo ở các cơ quan thực thi chương trình, kế hoạch biết được người nghèo đang cần điều gì nhất để điều chỉnh kế hoạch. Nó còn cung cấp cho đối tác những kinh nghiệm quý báu đã được đúc kết qua nhiều đời ở địa phương; tránh
cho chương trình, dự án gặp các rủi ro đáng tiếc.
Thông qua sự tham gia, người nghèo sẽ tự tin hơn, được tập dượt các kỹ năng, hiểu biết về nguyên tắc tín dụng, tính toán chi phí đầu vào, đầu ra để dần làm quen với kinh tế thị trường.
V iệc mở rộng mạng lưới thông tin, tuyên truyền bằng đa dạng hoá các loại hình kết hợp với việc tập huấn, tập dượt, đào tạo bồi dưỡng những kiến thức cho người nghèo rất có ý nghĩa để họ tự vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói.