THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ
2.3.1.3 Phương hướng khắc phục:
Từ những mặt được và chưa được của các chương trình dự án xoá đói, giảm nghèo giai đoạn bản lề 1992 - 1995. Quốc hội đã thông qua và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo nhằm tăng cường nguồn lực và các nỗ lực để xoá được hộ đói kinh niên trên địa bàn toàn quốc và giảm tỷ lệ đói nghèo của cả nước xuống còn 10% ( tức là mỗi năm giảm bình quân là 2%); đặc biệt vùng nông thôn, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số được đặt ra là trọng tâm của Chương trinh.
Theo mục tiêu của Nhà nước đề ra là trong 5 năm sẽ tập trung xoá đói, giảm nghèo cho khoảng 600.000 hộ được coi là đói kinh niên và trẩm trọng nhất. K ế hoạch của mục tiêu trên được phân bổ trên 7 vùng kinh tế chiến lược theo bảng:
Vùng kin h tế chiến lược Chỉ tiêu giảm hộ nghèo
M iền núi phía Bắc 99.000 hô
Đồng bằng sông Hồng 80.000 hô
Khu 4 CÜ 193.000 hô
Duyên hải miền Trung 68.000 hô
Tây Nguyên 47.000 hô
Đông Nam Bô 33.000 hô
Qua bảng phân bố này đủ thấy được sự đánh giá khá chính xác. Vùng Đông Nam Bộ nơi có tam giác tăng trưởng Thành phố Hồ Chí M inh. Đồng Nai, Vũng Tàu số hộ nghèo ít hơn cả. So sánh hai khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ (tương đương số dân là 10,5 triệu và 9 triệu) cho thấy ngay ở vựa lúa Nam Bộ
người đói nghèo nhiều hơn đồng bằng sông Hồng. Còn lại các vùng kia đa phần diện tích là đồi núi nơi các dân tộc thiểu số cư trú dân ít hơn nhiều so với những nơi kể trên, nhưng số hộ đói nghèo lại cao hơn rất nhiều. Đây cũng là một minh chứng rõ ràng tỷ lệ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số thường cao gấp 2 - 3 lần so với đồng bằng.
Để thực hiện một chương trình rộng lớn như vậy, Nhà nước cần phải khắc phục những sai sót đã xảy ra trong giai đoạn từ năm 1995 về trước; cần tính đến những nhân tố m ới, yêu cầu m ới ưong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. N ói cách khác là ngày càng phải tiếp cận, cập nhật được những nhu cầu, thông tin từ phía cơ sỏ, các cấp chính quyền và người nghèo, cụ thể:
M ộ t là, cần có sự hoạt định m ột khung chính sách và kế hoạch tổng thể có
quan hệ với các cấp, các ngành kinh tế - xã hội; kế hoạch lồng ghép chương trình dự án phải dựa trên cơ sở khoa học tiếp cận được thực tiễn, tránh sự trùng lặp, thiếu hiệu quả và lãng phí. Xoá đói, giảm nghèo không còn được hiểu theo nghĩa hẹp lù các mục tiêu hạn chế định sẵn được hiểu là sự có mặt ở khắp các chương
trình, kế hoạch phát triển, là trách nhiệm của m ọi tổ chức, đoàn thể, m ọi loại hình doanh nghiệp.
H a i là, cấp cơ sở cần được trao quyền chủ động hơn nữa về kế hoạch cũng
như nguồn lực. Tức là có lực và có quyền điều chỉnh, thậm chí thay đổi quy mô chương tình nếu thấy cần thiết. V à đi đôi với việc m ở rộng chương trình hoặc kết hợp với chương trình khác nếu thấy như vậy hiệu quả hơn, để từ đó tạo m ôi trường tốt, có lợ i thế để đồng bào dân tộc tham gia tốt hơn vào các hoạt động kinh tế - xã hội. M ục tiêu điện, đường, trường, trạm và nước sạch là những dịch
vụ rất cơ bản để người dân miền núi nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với kin h tế th ị trường và từng bước hoà nhập với xã hội hiện đại.
Ba là, mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn
được cụ thể hoá ở miền núi là gì ?
Công nghiệp hoá nông nghiệp ở miền núi trước hết phải tạo ra các vùng
hàng hoá như cà phê, chè, dâu tằm, điều, cao su, quế, hồi, bò, lợ n ...là m đầu vào cho công nghiệp chế biến.
Để cổ vũ sản xuất hàng hoá thì cần phải quy hoạch cụ thể, đầu tư thiết bị máy móc, vật tư nông lâm nghiệp, các loại giống m ới, chuyên gia khoa học kỹ thuật.
Sản xuất hàng hoá là yếu tố hàng đầu thu hút đường và điện đến vùng sâu, vùng xa, tạo tiền đề cho công nghiệp phát triển.
H iện đại hoá nông thôn miền núi là tạo ra những th ị trấn, thị tứ, chòm bản có quy mô phù hợp để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc. Không thể làm đường và kéo điện, lắp trạm tiếp sóng truyền hình cho từng nhà rải rác cheo leo trên các triền núi. V ì vậy, phải quy hoạch dân cư. Đây là yếu tố thứ hai thu hút điện và đường cùng các công trình văn hoá phúc lợ i có cơ hội thực hiện.
Có thể hình dung nguồn 丨ực chính để xoá đói, giảm nghèo là:
- Ngân sách Nhà nước dành riêng cho chương trình xoá đói, giảm nghèo ( Ngân hàng người nghèo ) và các chương trình dự án kinh tế - xã hội;
- Nguồn tài trợ, cho vay của các tổ chức quốc tê, nước ngoài, tổ chức phi chính phủ;
- Đóng góp của cộng đồng xã hội, các tổ chức xã hội; - Đóng góp của người dân.
Bốn nguồn này đều phải tăng cường ở mức cao mới có thể đạt mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Trong đó, cần chú trọng tới các chương trình hợp tác quốc tế để phát triển, đặc biệt là tăng cường nghĩa vụ, trách nhiệm đóng góp của cộng đổng xã hội, cùng với những nỗ lực của Nhà nước.
Bốn là , cần có m ột cơ cấu tổ chức để điều phối theo chiều dọc và chiều
ngang ở các cấp Trung ương, tỉnh, huyện; phối kết hợp chặt chẽ, theo dõi việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn tín dụng người nghèo và hiệu quả của nó; đề xuất và điều chỉnh k ịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
M ột thuận lợ i lớn trong giai đoạn này là kinh tế đất nước đã thoát ra khỏi sự khủng hoảng. X u thế ổn định và phát triển ngày càng được tăng cường củng cố.
M ột thuận lợ i cơ bản nữa là sự ra đời của m ột loạt các văn bản pháp quy cấp Chính phủ và Bộ, ngành nhằm vào mục tiêu phát triển miền núi.
Bản thân u ỷ ban Dân tộc và M iền núi cũng đã nỗ lực trình Chính phủ chương trình phân chia miền núi thành ba khu vực để có thể có cơ chế chính sách và đầu tư một cách toàn diện. Chương trình này đã được Chính phủ chấp nhận và ban hành tạo ra định hướng cơ sở để các Bộ, ngành, các cấp cụ thể vào mục tiêu phái triển kinh tế - xã hội ở miền núi.