1 Định hướng:

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 101)

Đ ịnh hướng các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo bao g iờ cũng giữ vai trò mở màn có ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo. Lẽ đương nhiên là nếu xác định không đúng và định hướng sai lệch sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả chương trình. Phải bằng cách nào đó và tùy vào những tiêu chí đặt ra, sao cho đối tượng người nghèo được hưởng lợ i nhiều nhất từ chương trình, và tạo cho họ cơ hội tham gia m ột cách thiết thực vào chương trình.

V ớ i địa bàn miền núi và vùng dân tộc có những đặc thù về lãnh thổ, dân tộc, tâm lý, xã hội, điều kiện sản xuất và các lĩn h vực xã hội có sự chênh lệch đáng kể thì định hướng mục tiêu như thế nào?

Mặc dù học viên chưa chi tiết hoá về những tiểu vùng quá nhỏ, hoặc các vấn đề có sự khác biệt quá riêng rẽ mà chỉ đi vào những vấn đề lớn mang tính định hướng, để từ đó có thể áp dụng riêng rẽ hoặc phối hợp giữa các cách định hướng, mục tiêu để đạt hiệu quả cao nhất.

3.1.1. Định hướng mục tiêu theo vùng lãnh thổ.

Đ ố i với vùng dân tộc thiểu số ở nước ta đặc trưng đầu tiên là sự xen kẽ giữa các dân tộc. Tiếp đó là đặc trưng xen kẽ về đất đai, sông suối và rừng. Đ iều đó cho ta m ột thông tin quan trọng: sẽ là sai lầm nếu chương trình xoá đói, giảm nghèo chỉ nhằm vào m ột dân tộc nào đó hoặc vào một nhóm đối tượng nghèo riêng rẽ. Đ iểu đó sẽ phá vỡ sự đoàn kết dân tộc và sẽ không được cộng đồng các dân tộc trên địa bàn ủng hộ. Hiệu quả là chương trình khó có thể thành công.

V ì vậy, cần định hướng trước hết là theo lãnh thổ mà U ỷ ban Dân tộc và M iền núi đã phân thành ba khu vực. N ơ i tương đối phát triển gần bằng miền xuôi

là khu vực I. N ơi kém hơn là khu vực II. N ơi mà ở đó m ọi lĩnh vực đều yếu kém là khu vực IIỈ.

Theo số liệu tổng hợp 1997: người nghèo đa số nằm ở khu vực I I I ,theo điều tra m ới đây có tới 1.557 xã ở 42 tỉnh, thành trôn toàn quốc; chiếm tớ i 37,97% số xã với 799.034 hộ và 4.533.598 khẩu, chiếm 25% số khẩu ở vùng cao miền núi.

Tính đến số hộ đói nghèo năm 2000 còn phải giải quyết sẽ là 340.000 hộ trong cả nước.

Nếu lính cả khu vực I I là khu vực còn chậm phát triển cũng có số dân tới 7.764.202 nhân khẩu. Tổng hợp hai khu vực này đã có khoảng trên 10 triệu người. Số dân này nằm trên địa bàn rất yếu kém về cơ sở hạ tầng, dễ bị tái đói nghèo do thiên tai, bão lụ t gây ra.

Như vậy, đầu tư cơ sở hạ tầng theo lãnh thổ là phù hợp, bảo đảm cho mỗi đối tượng dân tộc đểu được hưởng lợ i từ đường sá, thủy lợ i, bảo vệ môi trường, nước sạch sinh hoạt. K h i m ọi người đều hưởng lợ i thì họ sẽ tự giác bảo vệ, tu bổ để những hạ tầng đó ngày một phục vụ tốt hơn cho m ọi nhà. Đầu tư cơ sở hạ tầng theo lãnh thổ sẽ tạo điều kiện cho các hộ đều được bình đẳng trong việc bàn bạc và tiến hành ở cấp cộng đồng có thể là một nhóm bản, một xã hoặc một huyện tùy theo quy mô và khả năng tài chính.

Tùy thuộc vào những thông tin thu thập được cần có sự phân tích, đánh giá mức độ nghèo đói ở các nơi để xếp loại. Trên cơ sở các chỉ số thống nhất (mà chỉ số cơ bản là mức thu nhập và mức chi tiêu).

Qua điều tra cho thấy mức độ đói nghèo ở các vùng là rất khác nhau và ngay trong từng vùng cũng có sự chênh lệch vẻ tỷ lệ.

Nếu theo định hướng này thì khu vực I I I (tính theo cách của Ưỷ ban Dân tộc và M iền N ú i) hay khu vực vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên sẽ nằm trong diện ưu tiên. Sự đầu tư sẽ là không công bằng nếu chia đều cho những khu vực vùng cao, miền núi nói chung.

V ì vậy, nguồn tài chính cần được cân nhắc và phải tính đến m ột số chỉ tiêu phụ nhưng cần thiết. V í như việc Bộ Giao thông và Bộ Xây dựng xếp trên 1.000

xã vào diện ưu tiên và vì có nhu cầu cấp thiết về đường sá mà không cần tính đến những xã đói nghèo ở mức nào. Thực tế 1.000 xã đặc biệt khó khăn nêu trên mới là th í điểm; năm 2000 lại tăng lên 1870 xã; đến 2004 sẽ tăng lên 2.325 xã thuộc khu vực III cần được ưu tiên.

Như vậy sự cần thiết phải đối chiếu và kết hợp theo một tỷ lệ giữa các chỉ tiêu là không thể bỏ qua.

3.1.2. Đ ịnh hướng theo nhóm sản xuất hàng hoá và dịch vụ.

Đ ối với dân tộc thiểu số và vùng miền núi, cách định hướng mục tiêu kiểu này có tác dụng không nhỏ. Tức là phải biết được những sản phẩm của người nghèo ở trong vùng này làm ra là những sản phẩm nào.

Tất nhiên đã là người nghèo thì sản phẩm để trao đổi thường không có số lượng lớn. Nhưng nếu được bao tiêu hoặc trợ giá mua sẽ tạo điều kiện đáng kể để cải thiện kinh tế gia đình. Chỉ cần bán được vài chục cân quả mận Tam Hoa hay các loại hoa quả, mật ong hoặc sản phẩm chăn nuôi là đã tăng đáng kể cho thu nhập gia đình.

Để giái quyết người nghèo có thu nhập, ngoài việc tư vấn sản xuất cần có chế độ trợ cấp giá hoặc cho không một số vật tư nông nghiệp thiết yếu kết hợp với việc đưa các loại giống m ới, khoa học vào sản xuất. Trong mấy năm qua chương trình trợ giá trợ cước của Chính phủ đã và đang được thực hiện. Chương trình này còn bao hàm cung cấp hàng hoá thiết yếu cho vùng dân tộc thiểu số. Song mặt cung ứng chiều ngược lại là dịch vụ để sản xuất hàng hoá chưa được coi trọng. Nếu khép kín được cả hai phía thì sẽ đỡ tốn kém trong vận chuyển và hiệu quả trong thực hiện, nghĩa là chiều đi lên vùng cao là các mặt hàng thiết yếu và vật tư nông nghiệp, chiều quay vé là sản phẩm hàng hoá của đồng bào gồm tất cả những thứ gì mà họ làm ra và có nhu cầu bán mà miền xuôi và xuất khẩu có yêu cầu mua.

K iểu làm này chắc chắn sẽ hiệu quả hơn việc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền vì có tiền nhiều khi lại sử dụng sai mục đích.

Đ ịnh hướng mục tiêu theo kiểu này sẽ tác động mạnh tới người nghèo, kích thích sản xuất hàng hoá. Nó càng tốt hơn nếu kết hợp với một vài chương trình của Bộ Lao đông - Thương binh và Xã hội như tạo việc làm, sản xuất thủ công gia đình, v.v...

K h i đã được cái thiện về sức khoẻ, lại có việc tất yếu tạo ra các nhân tố rất cơ bản để có thu nhập, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

3.1.3. Đ ịnh hướng mục tiêu theo lĩnh vực.

V iệc định hướng mục tiêu theo lãnh thổ cùng với sự đánh giá tiềm năng và mức độ tăng trưởng của vùng, miền tức là đã chỉ ra cho ta những cơ sở đáng tin cậy để quyết định đầu tư m ột cách đúng đắn, hợp lý theo lĩn h vực.

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu vùng dân tộc thiểu số miền núi đã cho m ột kết luận khá chắc chắn về những lĩnh vực yếu kém ở những vùng này cần

được đầu tư: đó là giao thông, thủy lợ i, nước sạch sinh hoạt, y tế, giáo dục, văn hoá và thông tin.

- Về hệ thấnẹ ^icio thông, thãv lợ i và nước sạch sinh hoạt:

Việc hệ thống giao thông quá trắc trở hoặc chưa vươn tới những vùng cao miền núi đang là vấn đề đặc biệt nghiêm tọng và bức xúc. Chính khó khăn này đã làm nản lòng các nhà đầu tư. Mặc dầu họ đã nhìn thấy tiềm năng to lớn và lợ i nhuận khi đầu tư vào miền núi. Nhưng vì chi phí sẽ rất cao để cải tạo được con đường dẫn tới việc khai thác tiềm năng, nên họ đành bỏ cơ hội đầu tư đó để tìm đến mọt nơi thuận tiện giao thông hơn.

Hệ thống thủy lợ i cũ kỹ và xuống cấp ít được tu bổ đã hạn chế khả năng canh tác và năng suất cây trồng. Hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt cư dân chưa tương xứng, đang kêu gọi một sự đầu tư m ở rộng thích đáng...

Trên cơ sở đánh giá khả năng tăng trưởng kinh tế của cộng đồng dân cư từng miền, vùng có thể cho ta một kết luận toàn cục về những vấn đề các công trình hạ tầng cần thiết để phát huy hiệu quả về kinh tế - xã hội.

T u y nhiên, để có m ột hạ tầng đủ đám bảo thu hút được sự đầu tư vào vùng này số tiền mà Chính phủ bỏ ra chắc chắn sẽ gồm nhiều tỷ đồng - vượt quá khả năng có được. V ì vậy, việc huy động nguồn lực trong nhân dân về cả tiền vốn và sức lao động sẽ là rất đáng kể để tự hoàn thiện từng bước hạ tầng cơ sở của địa phương. M ột số nông thôn đồng bằng ở nước ta mà tiêu biểu: tỉnh Thái Bình,

huyện Bình Lục (Hà Nam), hay Quỳ Châu là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã làm tốt công tác làm đường giao thống nông thôn.

Vấn đề đặt ra ở đây cho Chính phủ chính là việc nghiên cứu các điển hình này để kết luận và đưa một phương hướng, kế hoạch cơ chế thực hiện cho các địa phương. Trong đó các vùng miền núi, dân tộc thiểu số cần được hỗ trợ nhiều hơn về vốn cũng như các nhân lực kỹ thuật và phương tiện cơ giới để thao tác ở những nơi có địa hình phức tạp.

- Vê hệ tlĩấ n g giáo dục, đào tạo:

H iện nay, hệ thống giáo dục - đào tạo ở vùng miền núi dân tộc là chỗ yếu

nhất trong mạng lưới giáo dục quốc gia. Yếu về chất lượng, số lượng (tỷ lệ học sinh ở các cấp học), thiết bị. Đặc biệt là các trường dạy nghề đang đặt ra một cách cấp thiết nhằm tạo ra một đội ngũ công nhân có kỹ thuật cho phát triển công nghiệp miền núi giai đoạn hiện đại hoá nông thôn.

Song, nếu quá nhấn mạnh vào việc đào tạo kỹ thuật sẽ là chệch hướng mục tiêu bao trùm vẻ giáo dục miền núi; nhiều khi tốn kém m ột cách vô ích khi những vùng này chưa tạo dựng được cơ sở công nghiệp để sử dụng con người được đào tạo. V ì vậy, trong tình hình hiện nay, mục tiêu lớn về giáo dục miền núi là phổ cập giáo dục tiểu học và xoá nạn tái mù chữ. Trong đó hướng m ở rộng các loại trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, xã hội hoá giáo dục là hướng đi đúng đắn. T uy vậy, cần phải xét đến khả năng đóng góp của người dân thiểu số chủ yếu là công lao động với một ít tiền hết sức hạn chế. Chính phủ cần phải đầu tư với định suất cao hơn vùng đồng bằng, đô thị m ới tạo được cơ hội cho giáo dục miền núi vươn lên. Theo tính toán của các nhà kinh tế thế g iớ i, việc đầu tư cho giáo dục sẽ mang lại tỷ lệ có lãi từ 2,5 đến 4 lần so với đổng vốn bỏ ra. Tuy

nhiên, nhìn thấy rõ lợ i nhuận từ giáo dục không dễ dàng. Dường như lợ i nhuận có được giáo dục có mặt ở khắp các lĩnh vực kinh tế - xã hội và ngay trong những sản phẩm cụ thể mà con người có tay nghề, kỹ thuật làm ra.

Đầu tư cho giáo dục nâng cao dân trí đem lại lợ i ích rất rõ ràng và hiệu quả. Đặc thù giáo dục ở vùng dân tộc miền núi cũng chỉ ra rằng: nếu đầu tư giáo dục mà không chú ý ưu tiên tới đối tượng người nghèo tức là vô hình chung đã đẩy người nghèo xuống sâu hơn cái hố ngăn cách với các đối tượng xã hội khác; là tự loại con em người nghèo ra khỏi quá tình nâng cao giáo dục miền núi. Do đó, cần có m ột cơ chế, chế độ hợp lý nâng đỡ con em người nghèo có cơ hội tiếp cận và hưởng thụ giáo dục phổ thông. V í dụ, giảm nhẹ sự đóng góp, cho không sách giáo khoa, giấy bút và đồ dùng học tập, giảm nhẹ học phí, cho không bữa ăn trưa nếu là trường bán trú.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 101)