Tiêu chí xác định nghèo đói ở nước ta.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 31)

Nghèo đói là quan niệm rộng. Quan niệm nghèo đói có thể thay đổi theo không gian và thời gian. Do đó, mỗi quốc gia cần xác định tiêu chí nghèo đói cụ ihể cho từng thời kỳ.

Ở V iệ t Nam, ngoài gợi ý về cách xác định chuẩn nghèo đói theo mức thụ hưởng calo do bữa ăn mang lại hàng ngày qui đổi ra thu nhập của Ngân hàng thế giới, các nhà nghiên cứu và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đã nêu ra các mức xác định tiêu chí nghèo đói. Ớ đây, luận văn chỉ trình bày cách xác định tiêu chí nghèo đói của Bộ Lao động - Thương binh và Xã H ội.

Q nước ta, Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội là cơ quan thường trực

- Trước năm 1995, với yêu cầu cấp bách về chỉ đạo X Đ G N , Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra ngưỡng nghèo đói ở nước ta là có thu nhập 1 người

1 tháng bằng tiền, tương đương với giá trị 15 kg gạo tẻ thường.

- Đến năm 1995, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra tiêu chí chi ũết hơn cho từng mức độ nghèo đói và từng khu vực. Các tiêu chí được qui định như sau:

* Hộ đói là hộ có bình quân thu nhập 1 người 1 tháng bằng tiền là 40.000 đ, tương đương với giá trị 13kg gạo tẻ thường.

* Hộ nghèo được phân biệt cho thành thị, nông thôn

+ Ở thành thị, là hộ có thu nhập bình quân 1 người/1 tháng bằng tiền 90.000 đồng, tương đương với giá trị 25 kg gạo tẻ thường.

+ ở nông thôn, chuẩn nghèo cho vùng đồng bằng, trung du thu nhập 1 n g ư ờ i/1 tháng, bằng tiền 70.000 đồng, tương đương với giá trị 20 kg gạo tẻ thường, ở nông thôn miền núi, hải đảo có mức thu nhập 1 n g ư ờ i/1 tháng, bằng tiền 50.000 đồng, tương đương với giá trị 15 kg gạo thường.

Cách phân định trên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tuy tạo thuận lợ i cho điểu tra, thu nhập thông tin giàu nghèo nhưng có một số điểm chưa thoả đáng. Bởi vì trong thực tế giá gạo cũng thường xuyên thay đổi. Hơn nữa, chuẩn trên là quá thấp, bởi vì dù nghèo mấy thì ăn uống không phải là nhu cầu duy nhất. Hơn nữa theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, trong đó các nhà nghiên cứu của Tổng cục Thống kê, việc điều tra thu nhập có thể không chính xác trong từng người được điều tra không nói đúng thu nhập của mình.

Theo Quyết định số 1443/2000/Q Đ -LĐ TB X H ngày 1/11/2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hộ nghèo đói nước ta giai đoạn 2001 -2005 được

điều chỉnh theo mức chuẩn mới với thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng như sau:

+ Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo 80.000đ/tháng. + Vùng nông thôn đồng bằng lOO.OOOđ/tháng.

Theo cách định chuẩn m ới, đầu năm 2001, số hộ nghèo của nước ta tăng lên. Đ icu đó là hợp lý vì có tính đến nhu cầu ăn và sinh hoạt, nhưng cũng đặt ra nhiệm vụ nặng nề hơn cho công tác xoá đói giảm nghèo.

1.3.3. K h á i quát về thực trạng đói nghèo và vấn đề XĐG N ở Việt Nam.1.3.3.1. K h á i quát về thực trạng đói nghèo.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)