Chương trình giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 92)

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ

2.3.5.2. Chương trình giải quyết việc làm.

Trên cơ sở N ghị quyết số 120/H Đ B T ngày 11-4-1992 m ột chương trình có tầm quan trọng tác động lớn tới việc xoá đói, giảm nghèo: đó là chương trình xúc tiến việc làm, chương trình nhằm làm giảm gánh nặng nhân lực trong quá trinh tổ chức, sấp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo yêu cầu đổi m ới, cung cấp tín dụng, bồi thường, trợ cấp cho người ra khỏi biên chế nhà nước để tự tạo việc làm, buôn bán nhỏ và các hoạt động kinh tế phù hợp với kinh tế th ị trường.

Trong quá trình thực hiện chương trình trên đã hình thành nên một hệ thống trung tâm xúc tiến việc làm trên phạm vi cả nước, góp phần tích cực để có thêm nhiều người có thu nhập và ổn định đời sống.

M uốn có nhiều việc làm trước hết cần coi trọng việc điều phối các chính sách lồng ghép, các chương trình dự án khác nhau trên địa bàn hẹp ở một địa phương, rộng hơn là ở một vùng, thậm chỉ trên địa bàn cả nước. Trong đó, chú

trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho nhóm hộ gia đình có điều kiện phát triển kinh tế trong m ối quan hệ gắn bó với sự phát triển của địa phương, của vùng, từng bước hoà nhập vào xu thế chính quy hiện đại.

Đ ối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vấn đề cần phải cảnh báo: khả năng tham gia vào chương trình là rất yếu kém. Đặc thù này dẫn đến một yêu cầu

không thế thiếu là cần chú ý huấn luyện, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho đồng bào ngay lúc ban đầu.

Thậm chí cần phải "bày ra các công việc" (sau khi nghiên cứu tình hình địa phương) để đưa đồng bào vào làm việc. Tức là tạo ra ngành nghề vừa với khả năng và thói quen truyền thống của đồng bào.

M ớ ra các công việc m ới mẻ cho lớp trẻ tham gia làm quen và nâng dần tay nghề cho họ.

V ì vậy, chương trình xúc tiến việc làm ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số sẽ khó khăn và nặng nề hơn so với ở đồng bằng, đô thị.

Đ iều cuối cùng là cần có người biết tiếng dân tộc để truyền thụ kiến thức và hướng dẫn cách làm. Đ ội ngũ này dường như chưa đáng kể, chưa đủ tiêu chuẩn am hiểu về tiếng và chưa đủ về lượng để phân phối cho m ột địa bàn rừng núi rộng lớn chiếm 2/3 diện tích cả nước.

2.3.S.3. Chương trìn h tín dụng.

Thực tế cho thấy từ năm 1991 đã thực hiện các khoản tín dụng cho vay mở rộng tới bộ nông dân, nhưng chỉ m ột số trong diện nghèo m ới có cơ hội vay vốn từ Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, số hộ được vay vốn còn rất hạn chế. M ãi tới kh i lốc độ lạm phát hạ thấp lãi suất dưới mức vào năm 1992 số lượng hộ được vay tiền m ới tăng lên đáng kể.

Trong hai năm (1992 - 1993) cuộc điều tra về mức sống dân cư của V iệt nam cho thấy cũng chỉ m ới có 23% vốn tín dụng mà nông dân sử dụng để phát triển sản xuất là được nhận từ Ngân hàng Nhà nước.

Khoản cho vay của Ngân hàng Nhà nước không tới tay được đa số người nghèo (ước tính thì chưa đến 1/5 số hộ nghèo) do thủ tục phiền hà, phải thế chấp tài sản, ít khả năng thanh toán được. Đa số tiền Nhà nước cho vay rơi vào tay các hộ khấ giả hoặc không đúng các đối tượng ở địa phương. Số người đó đã lợ i dụng việc vay vốn để kiếm lãi bằng cách cho các hộ nghèo vay lại với lãi suất cao hơn

in ức quy định của Ngùn hàng người nghèo, có nơi người nghèo trong khó khăn cấp bách phái vay lại với lãi suất 5 - 10% một tháng.

Theo thống kê, tính trong những năm đầu chương trình tín dụng tới ngày 31-5-1995 (tức là trước thời điểm Nhà nước quyết định lập "Q uỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo") đã có 25,5% số hộ nghèo được vay với tổng số vốn là 812.439 triệu đồng. N hờ đồng vốn này cuộc sống của họ có thay đổi hơn trước đó. Song điều chắc chắn ỉà đa số các hộ dân tộc vùng cao, miền núi chưa được hưởng lợ i từ chương trình tín dụng này. Khuyết điểm này xuất phát từ cả hai phía: Ngân hàng địa phương thủ tục rườm rà phiền phức, có khi kéo dài nhiều tháng gây nên sự chán nản trong dân. Phía dân thuộc dân tộc thiểu số vì đường xa đi lại khó khăn, vì rủi ro không trả được vốn, tính toán chưa nhậy bén để sớm sinh lãi nên lo ngại không dám vay. M ột số ngân hàng miền núi thừa tiền (do trên cung cấp cho người nghèo vay) mà không có người vay. Trong khi ở vùng đồng bằng, đô th ị thì

lạ i không đủ tiền cho hộ nghèo loại này.

Những nõ lực của Nhà nước nhằm cung cấp tín dụng cho người nghèo, đặc biệt là những người không có tài sản thế chấp thể hiện bằng việc lập "Ngân hàng phục vụ người nghèo" vào tháng 8 - 1995. Số vốn ban đầu là 500 tỷ đồng được hoạt động thông qua Ngân hàng Nông nghiệp. Số vốn này có trên 90% là của Trung ương cung cấp.

Do thụ động trông chờ vào vốn từ Trung ương rót xuống và không có mạng lưới, chi nhánh riêng nên Ngân hàng phục vụ người nghèo chưa có một cơ chế hoạt động rõ ràng. Cuối cùng nó lại rơ i vào tình trạng như Ngân hàng Nông nghiệp, tức là vẫn còn những khoảng trống rất lớn ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu

số. Trong số những người nghèo thì người nghèo thuộc dân tộc thiểu số bao g iờ cũng chịu nhiều bất lợ i hơn. Đến nay, Ngân hàng phục vụ người nghèo chưa tác động được bao nhiêu đến các hộ đặc biệt khó khăn ở vùng cao biên giới, vùng sâu, vùng xa.

Vấn để thiết thực cần bàn đến là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. V ớ i mức lãi suất ưu đãi hiện nay, nhiều hộ người nghèo miền núi vẫn còn e ngại. Thông

qua một số chương trình cho vay của các tổ chức quốc tế như: U N IC E F, SID A, U N D P và một số tổ chức phi chính phủ thông qua H ội Liên hiệp Phụ nữ V iệ t nam đã tỏ ra có hiệu quả. Tuy số tiền vay không lớn (như Ngân hàng Nông nghiệp cho vay tối đa 2,5 - 3 triệu đồng một hộ); vốn của H ội Phụ nữ cho vay chỉ vài trăm ngàn đồng cho chăn nuôi gia đình, nhưng không yêu cầu thế chấp, lãi suất rất thấp hoặc vốn cho vay luân chuyển đã tạo được hiệu quả khá tốt.

Những chương trình này đã cho m ột bài học thực tế là nguồn tín dụng phải được giám sát chặt chẽ, gắn liền với việc huấn luyện phương pháp phù hợp để tăng thu nhập. Nếu không có hai yếu tố trên thì mức độ rủi ro sẽ cao và người nghèo sẽ phải gánh chịu hậu quả. Như vậy, yếu tố tín dụng phải đi song song với việc cung cấp các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao giống và công nghệ m ới. Bản thân người nghèo thuộc dân tộc thiểu số không còn khả năng lập kế hoạch sản xuất và tiến hành đầu tư khôn ngoan để có thể sinh lãi. Họ cần cả tiền vốn lẫn kiến thức kinh tế, những dịch vụ cho sản xuất, trước hết là cần các vật tư nông nghiệp thiết yếu: phân bón, thuốc trừ sâu, giống m ói và dịch vụ thú y để hạn chế thấp nhất mức rủi ro.

Như vậy giải quyết nguồn vốn và tín dụng cho vùng dân tộc thiểu số có những nét khá riêng và gồm nhiều công việc phức tạp.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)