Các quan điểm xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 31)

Ngay từ kh i m ới thành lập (1945) Nhà nước ta đã rất quan tâm đến XĐ G N . Lúc bấy giờ, Chủ tịc h Hồ Chí M in h và Nhà nước non trẻ V iệ t Nam đã coi đói nghèo là m ột loại “ giặc” cần phải chống như giặc ngoại xâm. Từ khi hoà bình lặp lại ở M iền Bắc (1954) và thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách để xoá dần nghèo đói như cải cách ruộng đất, xây dựng các công trình thu ỷ lợi, miễn giảm thuế để giúp các tầng lớp dân nghèo. Làm cho dân bớt nghèo, vươn lên giàu không phải là những chính sách nhất thời có tính chất đối phó mà là chủ trương chiến lược, là mục tiêu trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Chủ tịch H ồ Chí M inh đã từng khẳng định sau khi giành được độc lập mà nhân dân vẫn nghèo đói thì độc lập, tự do chưa được trọn vẹn, chưa đạt đến mục đích cuối cùng.

Từ Đ ại hội Đảng Cộng sản V iệt Nam lần thứ V I (1986), đất nước ta bước vào công cuộc đổi m ớ i toàn diện, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang k in h tế hàng hoá nhiều thành phần, sau này lả kinh tế thị trường định hướng X H C N , giải phóng sức sản xuấl, kinh tế phát triển, thu nhập, đời sống của đa số nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy vậy, do điểm xuất phát thấp lại chịu hậu quả to lớn của thiên tai và chiến tranh, kèm theo tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường nên phân hoá thu nhập, đời sống giữa nông thôn, thành thị, giữa các vùng ngày càng tăng nhanh. Trong tiến trình đổi m ới, bộ phận dân

nghèo - kể cả những gia đình có công với cách mạng chịu nhiều thua thiệt. Do đó, rút ngắn chênh lệch giàu nghèo và trợ giúp người nghèo đã trở thành yêu cầu bức thiết, là một trong những biểu hiện bản chất của chế độ X H C N . Lúc đầu, phong trào xuất hiện là sáng kiến của các địa phương. Dần dần, X Đ G N được Đảng và Nhà nước ta khẳng định là chương trình quốc gia.

Nghiên cứu đường lố i và các chủ trương của Đảng và Nhà nước có thể rút ra các quan điểm cơ bản sau đây của hoạt động X Đ G N ở nước ta.

a/ Xoá đói giảm nghèo phải được giải quyết trong tổng thể chiến lược phát triển của nước ta là kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế vớ i giải quyết các vấn đề xã hội trong suốt quá trình phát triển và ngay trong từng giai đoạn của quá trình phát triển.

X Đ G N , khuyến khích làm giàu chính đáng, lành mạnh hoá xã hội là những nhân lố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, là cơ sở kinh tế để thực hiện quá trình X Đ G N . V iệ t Nam là quốc gia kinh tế chưa phát triển. Nguồn lực của Nhà nước, của cộng đồng còn hạn chế và bản thân người nghèo càng hết sức khó khăn. Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế tăng trưởng, bước đầu tạo việc làm, nguồn vốn và cơ hội vươn lên cho người nghèo.

Trong hơn 15 năm vừa qua, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc. Từ năm 1991-1995, bình quân hàng năm tốc tộ tăng trưởng theo GDP là 8,2%, 3 năm 2001 - 2003,mức tăng trưởng bình quân trên 7%, đứng hàng thứ hai tại Châu Á (sau Trung Quốc). N hờ đó, mỗi năm nước ta đã giải quyết được nhiều việc làm mới. N hờ kinh tế tăng trưởng, thu ngân sách tăng, Nhà nước có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho các chương trình xã hội và X Đ G N . Số hộ nghèo giảm m ỗi năm trên 2%. Tuy nhiên, từ năm 1997 - 1998 do tác động của khủng hoang kinh tế khu vực, tăng trưởng kinh tế giảm sút, một số hoạt động kinh tế :âm vào trì trệ, nhiều loại sản phẩm tồn đọng với số lượng lớn. Hơn nữa trong ihững năm gần đay, thiên tai liên tục xảy ra trên diện rộng. Do đó, tỷ lệ thất Ighiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn đang có xu hướng gia tăng,

còn khoảng 2 triệu hộ nghèo đói, chiếm khoảng 10,86% tổng số hộ trong cả nước. Trong đó, gần 300.000 hộ thường xuyên thiếu đói (chiếm khoảng 2%). Thậm chí, còn 1870 xã trong gần 9.000 xã ở nước ta thuộc diện đăc biệt khó

khăn với 40% số hộ trong xã là nghèo. Như vậy, đối với nước ta, giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất, nội lực để X Đ G N ; X Đ G N là mục tiêu, dộng lực của phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ bản đảm bảo cho sự ổn định, chính trị - xã hội để phát triển kinh tế. Do đó, giải pháp cơ bản là phải làm cho chương trình X Đ G N trở thành một bộ phận cơ bản trong chiến lược, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gắn liền với tăng trưởng bền vững và hạn chế tác động của thiên tai.

b/ Xoá đói giảm nghèo là vấn đề kinh tế - xã hôị sâu rộng cho nên mọi lúc, mọi nơi đều phai thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội.

Đ ói nghèo do kinh tế thấp kém, và bởi trình độ thấp kém, lạc hậu về mọi mặt, chúng tác động lẫn nhau và hệ quả của nó là đói nghèo, không những từng hộ mà xã nghèo, huyện nghèo. Từ sau những ngày cách mạng tháng 8/1945 mặc dù còn phải đối phó thù trong giặc ngoài. Chính phủ V iột Nam đã từng chủ trương phải chống “ giặc đói, giặc dốt” . Chủ trương đó đã mang lại kết quả góp phẩn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước V iệt Nam đang cố gắng thực hiện chủ trương nhất quán “ kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội trong suốt quá trình phát triển và trong từng giai đoạn phát triển” Nghèo đói theo cách biện chứng là vấn đề xã hội. Nghèo đói và mất ổn định xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hơn nữa nghèo đói có nguồn gốc từ các nhân tố xã hội: Tập quán, các hủ t ụ c ,tệ nạn, khả lăng gắn bó của cộng đổng....Nguyên nhân nghèo và xoá đói giảm nghèo mang :ính tổng hợp. Thậm chí có vùng nhiêu rừng, nhiều đất nhưng phương thức canh ác lạc hậu nên đất xấu dần đến mức không canh tác được v.v..Tính tổng hợp của Iguyên nhân nghèo đói buộc phải kết hợp giữa các chính sách kinh tế - xã hội

trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, sự kết hợp này phải được thể hiện trong chiến lược chính sách, các chương trình dự án về giải pháp.

c/ Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo gắn với khuyến khích làm giàu chính đáng, thường xuyên củng cố thành quả xoá đói giảm nghèo.

Nghèo đói vừa thể hiện ở sự thiếu thốn về vật chất và mức hưởng thụ văn

hoá tinh thần với hoàn cảnh, điều kiện rất đa dạng theo từng hộ, từng vùng. Do đó, đòi hỏi chủ tương chính sách phải sát hợp, vừa có sức thuyết phục, vừa gợi mở vấn đề, nâng cao tính sáng tạo của cá nhân và cộng đồng, thực hiện lờ i căn dặn của Bác Hồ: “ G iúp người nghèo vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu vưưn lên giàu thêm” nhằm làm cho dân giàu nước mạnh.

Như vậy, thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo không triệt tiêu động lực làm giàu, có người giàu ở vùng nghèo, càng có sức thuyết phục lớn nếu làm giàu

chính đáng là bằng tài năng, học vấn, khoa học, kinh nghiệm sán xuất kinh doanh, trên nền tảng đạo đức và pháp luật từ đó mới có điểu kiện giúp đỡ người nghèo, nhất ỉà giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, thực tế ở V iệt Nam rất nhiều gia đình giàu, nhất là ở nồng thôn đang có vai trò rất tích cực trong chương trình xoá đói giảm nghèo. Họ giúp người nghèo giải quyết việc làm, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, cách thức chi tiêu, cho vay mượn với phương thức ưu đãi.

Trong cơ chế th ị trường, dù muốn hay không đều diễn ra tình trạng có bộ phận giàu lên và khó tránh người nghèo đói, vùng nghèo đói. Vấn đề đặt ra là kiên trì chủ trương X Đ Ơ N , bằng các chính sách kinh tế-xã hội phù hợp, để luôn có khoảng cách giàu nghèo hợp lý, số hộ nghèo đói giảm, số hộ giàu tăng lên.

d/ Xoá đói giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế bằng chủ động, tự lực, vươn lên của người nghèo, cộng đồng, các cấp và Nhà nước cùng với sự tranh thủ

ịìú p đỡ của bạn bè quốc tế.

Quan điểm này thể hiện xoá đói giảm nghèo phải bằng sức mạnh tổng hợp, ;ức sáng tạo với các nguồn lực của người nghèo, của cộng đồng, của Nhà nước và oàn xã hội. Trước hết, làm cho người nghèo, vùng nghèo không ỷ lại, thụ động,

chờ cứu giúp, mà tự cứu mình bằng vươn lên chính bằng lao động, đất đai tài nguycn thiên nhiên và đổi m ới cung cách làm ăn, có sự hỗ trợ của cộng đồng và Nhà nước. Thực tế ở nước ta có nhiều vùng nghèo, hộ nghèo được chính phủ và cộng đồng trợ giúp rất nhiều nhưng vẫn khó khăn trong việc thoát nghèo. Điều đó có nguyên nhân quan trọng từ phía người nghèo. Hoặc là khả năng làm ăn, hoặc là thiếu nghị lực để loại bỏ những thói hư tật xấu, tập tục lạc hậu. V ì thế, trong việc trợ giúp người nghèo, V iệt Nam đã tổng kết được phương trâm rất xác đáng là “ cho mượn cần câu hơn là cho xâu cá

Chính phủ và chính quyền các cấp cần dành các nguồn lực về vốn, kỹ thuật tạo môi trường pháp lý, tâm lý xã hội, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, coi đó là trách nhiệm, tình cảm, không chỉ đối với người nghèo mà là sự phát triển bền vững của đất nước. Những năm gần đây nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã thực sự giúp đỡ tiền bạc và kinh nghiệm cho V iệ t Nam xoá đói giảm nghèo. Sự giúp đỡ, tài trợ của Ngân hàng thế giới, H ộ i phụ nữ quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ của Anh, C H L B Đức, Thuỵ Điển... đã có đóng góp thiết thực trong việc xoá đói giảm nghèo ở V iệt Nam.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)