THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ
2.3.5.4. Chương trình giáo dục, y tế với mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
Mức chi từ năm 1991 đến năm 2003 ngày càng tăng có lợi cho các lĩn h vực xã hội trong đó có y tế và giáo dục, đặc biệt sau H ội nghị Trung ương hai (khoá V III) về giáo dục và khoa học công nghệ.
a) Chương í rìn h giáo dục.
Có thể quy gọn các chương trình giáo dục trong khuôn khổ đóng góp hoặc tác động vào việc xoá đói, giảm nghèo, gồm:
M ộ t: Chương trình nâng cao chất lượng phổ thông các cấp.
H a i : Chương trình củng cố và mở r ộ n g c s v c kỹ thuật cho giáo dục tiểu học.
Bấn : Chương trình 7 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hệ thống Trường phổ thông
Dân tộc nội trú.
Trong các nhóm chương trình kể trên thì chương trình nâng cao hầu như chưa có tác động trực tiếp tới học sinh nghèo VI hệ thống chủ yếu phục vụ cho chương trình này là các thiết bị cao cấp, kể cả máy tính. Điều đó là quá xa vời đối với con nhà nghèo. V ớ i trỏ em dân tộc thiểu số thì quả là xa lạ. Chương trìn h dạy nghé đối với học sinh miền núi, vì nó không thuộc khu vực ưu tiên nên chưa
có hệ thống các trung tâm dạy nghề và ít có khả năng với tớ i nguồn kinh phí ít ỏi của Nhà nước dành cho lĩnh vực này và nguồn viện trợ từ nước ngoài.
Điều đáng lưu ý nhất là trẻ em nghèo không có khả năng kinh tế để học lên các lớp trên nên không đủ tiêu chuẩn văn hoá để vào học các lớp dạy nghề; chính vì vậy, có thể nói con nhà nghèo chưa được hưởng quyền lợ i từ chương trình này.
b) Chương trìn h ỵ tế.
Chương trình y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung vốn có "thâm niên” từ trước rất lâu so với chương trình xoá đói, giảm nghèo. Trong chương trình chung lạ i có chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em (trước đây do U ỷ ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em đảm nhiệm); đó là hai đối tượng xã hội dễ bị tổn tương và rủi ro trong cuộc sống xã hội và gia đình.
Khi chưa có chương trình xoá đói, giảm nghèo thì đương nhiên người nghèo, phụ nữ và !rẻ em cũng đã được hưởng lợ i từ chương trình y tế. K h i có chương trình xoá đói, giảm nghèo tức ỉà người nghèo được đặt vào trọng tâm thì sự hưởng lợ i đó rõ ràng được gia tăng hơn. Hướng ưu tiên vào người nghèo thể hiện ở cả chiều rộng và chiều sâu, quy mô đầu tư và chi phí; có hiệu quả rất thiết
thực.
Có thể kể ra những chương trình hoạt động chính trong khuôn khổ xoá đói, giảm nghèo:
- Chương trình phòng chống bệnh bướu cổ, phòng chống bệnh sốt rét; nước sạch cho sinh hoạt nông thôn; tiêm chủng mở rộng, xoá xã trắng về y tế.
Nhìn chung những chương trình này đã pháp huy tác dụng cải thiện và nâng cao khả năng đề kháng đối với bệnh tật, chữa trị và phòng ngừa những bệnh dịch hay xảy ra xưa và nay ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Việc ưu tiên dành hàng chục tỷ đồng cấp phát muối i ốt cho vùng dân tộc ihiéu số và ỉiàng chục tỷ đồng trợ cước vận chuyển tới vùng cao miền núi hàng
năm là m ột nỗ lực đáng kể của Chính phủ. N hờ đó, tỷ lệ bướu cổ đã từ 54% năm
1991 giảm xuống dưới 40% năm 1996.
Phần còn tồn tại của chương trình này là vấn đề giá cả và sự cạnh tranh giữa tư thương và doanh thương nhà nước.
Chương trình nước sạch cho sinh hoạt cũng là một chương trình có ý nghĩa không nhỏ để cải thiện sức khoẻ, sinh hoạt và đời sống xã hội đối với người nghèo. Chương trình này đã có thời gian gần 20 năm thực hiện (1982 - 2001) dưới sự trợ giúp của U N IC EF. Kết quả của sự đầu tư gần 20 triệu USD của U N IC E F và trên 40 tỷ đồng của Chính phủ V iệ t Nam là hơn 1/3 dân số nông thôn đã được dùng nước sạch. Tuy nhiên, số dân miền núi vùng dân tộc thiểu số được hưởng từ chương trình này cũng gia tăng từ 9 xã năm 1993 lên 18 xã năm 1995 và 36 xã của 9 huyện năm 1997. Song so với miền núi rộng mênh mông con số này là quá nhỏ bé, cẩn có một sự điều chỉnh hợp lý hơn về vốn đầu tư dành cho những vùng đặc biệt khó khăn ở miền núi
Theo những số liệu của Bộ Y tế chương trình tiêm chủng m ở rộng và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em đã thu được kết quả rất khả quan. T ỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu trọng lượng chuẩn khi mới sinh, trẻ em chết dưới 1 tuổi và suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi vẫn là con số khá cao đang đòi hỏi đầu tư cao hơn nữa, m ở ra điện sâu rộng hơn nữa, đặc biệt cho các dân tộc thiểu số ở vùng xa vùng sâu.
2.3.5.5. C hương trìn h quốc gia số 06/CP.
Chương trình quốc gia số 06/CP về phòng chống và kiểm soát ma túy theo N ghị quyết số 60/CP của Chính phủ ra đời ngày 29-1-1993. Chương trình này gồm 17 Bộ, Ngành tham gia và do Uỷ ban Dân tộc và M iền núi là chủ nhiệm
chương trình. Riêng việc vận động đồng bào bỏ trồng cây thuốc phiện thay thế cây trồng, vật nuôi để lấp sự hụt hẫng từ việc mất nguồn thu từ cây thuốc phiện... quân bình m ỗi năm từ 20-25 tỷ đồng, Chương trình quốc gia số 06/CP nhằm vào mục tiêu phòng và kiểm soát ma túy mang ý nghĩa chính trị - xã hội và quốc tế rộng lớn. Song quá trình thực hiện nó lại có ý nghĩa rất to lớn đối với đồng bào thiểu số ở vùng cao, vùng sâu vùng xa mà chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông.
Sau 5 năm thực hiện (1992 - 1997) diện tích trồng cây thuốc phiện từ 15.495 ha ở 11 tỉnh miền núi phía Bắc đã giảm nhanh chóng xuống 12.787 ha vụ năm 1993; 3.296 ha vụ 1994 và 2.363 ha vụ 1995. Tới nay, về cơ bản cây thuốc phiện đã được huỷ bỏ trên địa bàn miền núi nước ta.
Nghiện hút dẫn đến nghèo đói là hiện tượng phổ biến ở dân tộc M ông, một số người Dao và người Thái ở vùng miền núi. V ì vậy, chương trình bỏ cây thuốc phiện đã có tác dụng làm giảm đói nghèo nếu xét trên góc độ xã hội (tệ nghiện hút). Nhưng trên góc độ kin h tế, cây thuốc phiện lại chính là nguồn thu không nhỏ đối với kinh tế gia đình người M ông (chiếm 35-45% thu nhập hàng năm). V ì vậy, khi phá bỏ đồng loạt mà chưa k ịp hỗ trợ tương xứng, sự thay thế cây con chưa hiệu quả ỉại làm cho nhiều hộ nơi trồng thuốc phiện lao đao, đói khổ. Việc khai man diện tích đã xoá bỏ cũng như việc tái trồng lén lú t ở một số địa phương đã phản ánh tính thiếu đổng bộ và hiệu quả của việc thay thế cây trồng cũng như sự bất cập của chính sách. V iệc người trồng thuốc phiện được Nhà nước hỗ trợ giúp tiền; trong kh i đó người không được tiền hoặc khen thưởng là sự sai lệch trong cơ chế chính sách. V iệc thiếu đồng bộ trong việc thực hiện các chương trình dự án, chuyển giao công nghệ, áp dụng khoa học, giống m ới vào vùng xoá bỏ cây thuốc phiện tỏ ra lúng túng và chậm chạp. Đ iểm đó đã làm hạn chế tác dụng xoá đói, giảm nghèo của chương trình bỏ cây thuốc phiện.
Tuy nhiên, với con số 30% địa bàn xoá bỏ trồng cấy thuốc phiện đã ổn định tương đối cuộc sống kin h tế gia đình nhờ vào các dự án xoá bỏ cây thuốc phiện là một nỗ lực đáng kể trong khuôn khổ xoá đói, giảm nghèo ở vùng cao, vùng dân tộc M ông.
Khoang 30% vùng xoá bỏ cây thuốc phiện đang còn gặp khó khăn, chưa ổn định, còn du canh, chưa tạo ra được nguồn thu nhập thay thế cây thuốc phiện, lúng túng irong chuyển dịch cơ cấu sản xuất tức là cuộc sống của nhân dân còn bấp bênh, 20% vùng đã xoá bỏ trồng cây thuốc phiện nhưng đang có hiện tượng tái trồng. Sự giác ngộ, vận động chưa triệt để, chưa có sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng và xây dựng kế hoạch sản xuất ổn định.
Còn lại 20% địa phương là nơi quá xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống du canh du cư mà chương trình chưa vươn tới hoặc chưa có tác dụng. Những nơi này vẫn trồng xen cây thuốc phiện với cây rau màu.
Như vậy, còn tới 70% khu vực đã xoá bỏ trồng cây thuốc phiện nhưng chưa
ổn định, vẫn có khả năng tái trồng trở lại nếu không có biện pháp hữu hiệu và k ịp thời. Song việc giảm hết hẳn diện tích trồng thuốc phiện trong thời gian 5 năm đã góp phần đáng kể các gia đình nơi đây dần dần bỏ tệ nạn nghiện hút.
Tuy còn khó và phải làm lâu dài, song Chương trình quốc gia số 06/CP đã chứng tỏ tính đúng đắn của nó trong một xã hội m ới, một thế g iớ i đang có xu thế bài trừ những tệ nạn xã hội, sự khủng bố... mà những tệ nạn này đều có nguyên nhân từ thuốc phiện và ma túy.
Thực hiện Quyết định số 138/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chương
trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn chuyển thành chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn giao cho các địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Uỷ ban Dân tộc và M iền núi.
2.3.5.Ó. Chương trìn h hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn.
Chương trình này bắt đầu từ năm 1992,mục tiêu nhằm vào các dân tộc thiểu số khó khăn và có dân số ít (trên dưới 1 vạn người). Đa phần những dân tộc này nằm ở vùng sâu, vùng xa khó khăn về mọi mặt: kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông, vãn hoá thông tin...
Những dân tộc này quá cách biệt với các khu vực kinh tế đang phát triển năng động và hầu như chưa được cơ chế thị trường ảnh hưởng và tác động tới.
Chương trình này có thể nói là một chương trình xoá đói, giảm nghèo. Mà chủ yếu là xoá đói có những đặc biệt, đặc trưng so với chương trình xoá đói, giảm nghèo nói chung.
Chương trình này đã đến được các đối tượng đó, thông qua đánh giá của cuộc điều tra do Uỷ ban Dân tộc và M iền núi và Tổng cục Thống kê tiến hành vào năm 1995.
Cuộc điều tra đã thống kê ra 41 dân tộc trong đó có 27 dân tộc thực sự đói nghèo dưới mức quy chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo số liệu điều tra có tới 65,85% hộ ở nơi này đói nghèo (so với 38%) hộ người K inh). Hộ thiếu ăn từ 3 đến 6 tháng là : 33,6%. Giá trị tài sản/ đầu người đều dưới 1 triệu đồng, 90,7% nhà tạm tranh tre nứa lá, 82,96% không có nước sạch sinh
hoạt, 66,8% không biết tiếng phổ thông, 85,6% mắc bệnh bướu cổ, 62% mù chữ, các dân tộc Mảng, Chứt, SiLa có tớ i 9,8% - 96,7% mù chữ, những điều kiện về
giao thông, y tế, giáo dục, văn hoá hầu như chưa có gì hoặc đặc biệt yếu kém. Tính đặc biệt của chương trình này là đầu tư không hoàn lại - tức là cho không. V ì qua thực tế điều tra những hộ dân tộc thiểu số dân quá ít, được hưởng lợ i ích từ chương trình này cũng hoàn toàn không có khả năng trả vốn nếu cho vay.
Cơ cấu chương trình được phân phối nguồn vốn như sau:
- 3 0 % hỗ trợ đời sống: lương thực, chăn màn quần áo, sửa chữa nhà cửa. - 57%mua trâu bò, lập vườn hộ, chăn nuôi để tạo thu nhập - hỗ trợ sản xuất. - 1 0 % củng cố thủy lợ i nhỏ, trạm xá, lớp học...
-3 % hướng dẫn kỹ thuật và quản lý, chỉ đạo chương trình.
Từ ngày 1-7-1995: 55% nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất được dịch chuyển
qua cho vay lãi suất cực thấp 0,30% tháng - thời gian vay từ 1 đến 2 năm - mỗi hộ vay từ 1 đến 1,5 triệu đồng. Đồng thời xét thấy cần thì điều chỉnh, giảm hỗ trợ xây dựng hạ tầng và các chi phí liên quan để phù hợp với tình hình tiến triển khả quan của chương trình.
Qua một thời gian là 5 năm, tình hình thu nhập các hộ thuộc chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn đã nhích iên trên mức đói nghèo (tuy chưa nhiêu). Thu nhập thấp nhất là dân tộc Chứt và La Chí từ 65.000 đồng đến 65.790 đồng/người/tháng, khá hơn là dân tộc ơ Du và M Nông từ 82.300 đồng đến 87.300 đổng/tháng.
Tính hiệu quả của chương trình đã từng bước rõ nét, tuy nhiên diện đặc biệt khó hãn mà chương trình vươn tới là còn rất nhỏ so với số lượng hộ dân tộc thiểu số quá khó khăn trông chờ vào chương trình này.
Quá trình thực hiện chương trình cũng đã cho thấy một số bất cập tồn tại: - Việc hỗ trợ đời sống quá ít và mức cho vay 200.000 đồng/hộ là quá thấp và thời gian cho vay lại quá ngắn chưa kịp đến vụ thu lợ i từ sản xuất.
- Nguồn vốn cho chương trình bình quân từ 20 - 30 tỷ đồng/ năm là chưa đáp ứng được diện đặc biệt khó khăn ở nhiều vùng dân tộc thiểu số miền núi.
Để chương trình trên có kết quả vững chắc, cần lưu ý không để các hộ đã vượt qua đói nghèo tái đ ó i nghèo kh i không còn nguồn cho và nguồn hỗ trợ đã kết thức.
V ì vậy, chương trình hỗ trợ đặc biệt khó khăn phải m ở rộng và tăng nguồn
vốn đầu tư, có sự điều chỉnh hợp lý tùy vào mức độ được phát triển. Trong đó cần chú trọng lăng nguồn vốn vay ưu đãi song với việc khuyên nông, khuyến lâm hướng dẫn chu đáo và áp dụng giống m ới và khoa học một cách hiệu quả. Đồng thời tổ chức các mô hình sản xuất đa dạng, tạo ra các công việc phi nông nghiệp để tăng thu nhập, cùng với tạo th ị trường tiêu thụ hoặc bao tiêu sản phẩm cho đồng bào.
Đ ó là những yếu tố cơ bản, đảm bảo vững chắc cho các hộ vượt được đói nghèo và có điều kiện luân chuyển sang những hộ chưa được hưởng lợi ích của chương trình này.
2.3.S.7. Bảo vệ môi trường.
Có thể nói những năm qua, Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ m ôi trường, chi phí cho việc bảo vệ môi trường năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 1991 tới nay đã chi m ột khoản kinh phí trên 1.500 tỷ đồng thuộc các ngành địa chính, thủy văn, địa chất và các dự án thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và M ô i trường quản lý. Tuy chưa thể tách bóc được có bao nhiêu hộ nghèo trong các vùng dự án được hưởng lợ i từ chương trình này, nhưng chắc chắn là không ít hộ nghèo được tham gia hoặc được ảnh hưởng, tác động tích cực từ các dự án về m ôi trường.
Cùng nằm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nổi bật nhất và có tác dụng tích cực nhất với người nghèo các dân tộc thiểu số là Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Chương trình này có số kinh phí trong 5 năm (1992-1996) tới gần 2.000 tỷ đồng.
Về hiệu quả phủ xanh đất trồng đồi trọc hẳn còn có các ý kiến khác nhau, nhưng chương trình đã tạo ra các công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo cho hàng chục vạn hộ đồng bào miền núi thì đã quá rõ ràng.
Ngoài cái được là cứu trợ cho người dân tộc thiểu số nghèo ở các vùng có dự án một cái lợ i chưa tổng kết được, nhưng có thể trông thấy được là nhiều hộ nghèo đã được nâng cao nhận thức, tiếp thu kiến thức để tự mình vượt lên trong cuộc sống, thực sự chương trình này là cứu cánh dành cho đồng bào thiểu số nghèo.
Ngoài ra các chương trình dự án đơn lẻ của chương trình Lương thực thế giới WFP, của tổ chức FA O , F A M trồng rừng chắn cát ven biển, cung cấp ỉ ương thực, cây giống, chăm sóc cây trồng... đã giải quyết được không ít công ăn việc