THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ
2.3.3.2. Những tồn tại cần khắc phục.
Thứ nhất, theo đánh giá của Văn phòng Chương trình X Đ G N thì kết quả giảm nghèo của nước ta còn thiếu tính bền vững. Các hộ dân ở vùng dân tộc thiểu số thường xuyên bị thiên tai, hạn hán rất dễ tái nghèo. Nhiều tỉnh tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao như Lai Châu 36,93%, Sóc Trăng 27,08%, Bắc Kạn 26,05%.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, vận động ủng hộ, giúp đỡ người nghèo chưa sâu, chưa đến mọi người, m ọi khu dân cư để m ọi người có khả năng đều tham gia giúp dỡ người nghèo. Nhiều địa phương chưa quan tâm chỉ đạo toàn điện các nội dung cuộc vận động “ Ngày vì người nghèo” ,m ới tập trung vào việc xây dựng “ Q uỹ vì người nghèo” ,chưa theo dõi và tổng hợp đầy đủ phong trào giúp đỡ người nghèo đang diễn ra rất phong phú và đa dạng; một số địa phương sử dụng nguồn quỹ vận động được còn chưa k ịp thời, dàn trải.
Thứ ba, quá trình triển khai và thực hiện chương trình 135 đã bộc lộ những hạn chế:
+ M ột số tính còn ỷ iại, trông chờ vào đầu tư bằng ngân sách trung ư ơ n g , ít chủ động huy động nguồn lực tại chỗ cũng như lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn. Cá biệt có tỉnh dùng vốn kết cấu hạ tầng của chương trình để đầu tư sai mục đích. Những nguyên tắc chủ yếu: dân chủ, công khai, “ xã có công trinh, dân có việc làm ” chưa được thực hiện đầy đủ ở m ột số địa phương. M ộ t số
huyện giao cho các nhà thầu ứng vốn xây dựng công trình, k h i được cấp vốn sẽ thanh toán lại cho nhà thầu, đã bỏ qua nguyên tắc quản lý chương trình, do đó chưa phát huy được ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội và chưa tạo được sức mạnh tổng hợp để thực hiện chương trình.
+ Trong quá trình triển khai Chương trình, công tác khảo sát thực tế, nắm bắt tình hình của xã nghèo, hộ nghèo chưa được chú trọng dẫn đến việc đầu tư cơ