2 Vùng dân tộc thiểu số ở miền Trung và Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ

2.1. 2 Vùng dân tộc thiểu số ở miền Trung và Nam Trung Bộ

Đây là dải đất dài nhất nước chạy theo đường lượn cong của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Thiên nhiên của khu vực này mang nhiều sắc thái khác nhau về khí hậu cũng như tiềm năng kinh tế. Do bị che chắn bởi dãy Trường Sơn nên khí hậu khô

nóng, ảnh hưởng gió Lào khắc nghiệt nên hàng năm nơi đây chịu nhiều bão lụt, thiên tai đe doạ.

Sông ngòi nơi đây thường ngắn, độ dốc cao, chảy theo hướng Tây Đông rồi đổ ra bien Đông; mật độ sông ngòi dày, chia cắt dải đất hẹp có bề ngang từ 42 km - 100 km ra nhiều chỗ. Do đó, lũ tràn về nhanh chóng, nhưng sau lũ lại là khô hạn kéo dài. Do bị tước đoạt, thiếu sự bồi bổ nên nguy cơ lớn nhất vùng này là “ trọc hoá và sa mạc” .

Sinh thái vùng này gồm những dải rừng ở phía Tây giáp dãy Trường Sơn,

một vài nơi có cấu tạo đất đỏ bazan. Tuy bị tàn phá irong chiến tranh và sự khai thác thiếu kế hoạch của con người, nhưng nhìn chung thảm động thực vật ở đây còn khá phong phú đa dạng: có nhiều loại gỗ quý như: trắc, gõ kiến, lim , dạ hương, sao; có nhiều loại động vật hoang dã như: voi, hổ, gấu, bò tót, công. N ơ i dây có nhiều cây dược liệu quý như: sâm, kỳ, nam, trầm, quế, hà thủ ô, đặc biệt gần đây phát hiện ra những loài hươu sao và mang lớn, những loài cá lạ ở sông

suối khu vực Trường Sơn. Có được sinh thái nêu trên là do hai nguyên nhân chủ yếu: thám động thực vật khu vực Trường Sơn gắn liền với những thảm động thực vật nguycn sinh bên đất Lào và sự tái sinh của môi trường qua 20 năm từ kh i kết thúc chiến tranh.

M iền sinh thái thứ hai là vùng duyên hải ven biển với những đầm phá: tổng diện tích mặt nước lôn tới vài chục héc ta. Đó là một môi trường tốt cho các loại động vật như: tôm, cua, cá, rau câu chỉ vàng có giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu.

Khu vực miền Trung, Nam Bộ gồm khoảng 12 dân tộc cư trú xen kẽ nhau: đó là các dân tộc thiểu số HRê, Raglai, XTiêng, Bru - Vân Kiều, Cơ Tu, Gié Triêng, Tà Ô, Chứt, Chàm. Giữa các dân tộc này có quan hệ từ lâu đời, trong mối tương giao thân thiện cùng chung m ột vận mệnh lịch sử, có tin h thẩn đoàn kết và đấu tranh anh dũng chống các thế lực xâm lăng. Đặc biệt đồng bào khu vực Trường Sơn có đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến, nhất là trong công cuộc kháng chiến chống M ỹ, cứu nước.

Nhìn chung, đồng bào các dân tộc ở Trường Sơn sinh sống chủ yếu nhờ vào rừng núi, đốt rừng làm nương rãy. M ột vài dân tộc lạc hậu hơn như: Q iứ t, Rục, Mạ vẫn tồn tại phương thức hái lượm, đánh bắt các, săn bắn thú rừng tước đoạt thiên nhiên. Tiến trình phát triển xã hội, vùng dân tộc thiểu số diễn ra chậm, trình độ dân trí, trình độ phát triển kinh tế - xã hội quá yếu kém. N ơi đây vẫn còn một bộ phận dân tộc thiểu số du canh, du cư, công cụ lao động thô sơ, lạc hậu, sức sán xuất và năng suất lao động thấp; lao động giản đơn và phân công lao động theo giới (nam, nữ) và lứa tuổi (trẻ em, thanh niên, người già) còn mang đậm màu sắc của các thời k ỳ thị tộc, bộ lạc xa xưa.

Tín ngưỡng, tôn giáo và những phong tục tập quán dòng họ, thiết chế xã hội truyền thống, quan hệ cộng đồng, sở hữu còn dai dẳng đeo bám, cản trở các dân tộc nà tiếp cận vớ i cuộc sống hiện đại, tiến bộ văn minh.

Theo ước tính, sự tăng trưởng kinh tế vùng này hiện đang thấp nhất so với cả nước. Đ ờ i sống đồng bào các dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn chưa thể khắc phục trong một thời gian ngắn.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 45)