THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ
2.3.1.2 Những hạn chế và yếu kém tồn tại:
K ết quả trong 4 năm ( 1992 - 1995 ) thực thi việc xoá đói, giảm nghèo không thể tách rời sự tăng trưởng nhanh chóng nền kinh tế đất nước. Những quyết tâm và nỗ lực của Nhà nước, nhân dân, đã giúp đỡ người nghèo cải thiện một bước đời sống. M ột số nơi biết phát huy thế mạnh và năng động tìm được đầu ra cho sản phẩm được sản xuất, nên dân ở đó đã có dấu hiệu làm giàu.
T uy nhiên, các hoạt động xoá đói, giảm nghèo trong 4 năm này cũng cho thấy những hạn chế, khiếm khuyết cần khắc phục để nâng cao tính hiệu quả của hoại động và tạo điều kiện cho các sáng kiến phong phú ở các địa phương khác nhau. Nhũng hạn chế và yếu kém tồn tại cụ thể như sau:
M ộ t là , các nguồn kinh phí tác động hoặc dành cho xoá đói, giảm nghèo bị
phân tán quá nhiều vào các chương trình nên chưa đủ lực để thoả mãn hoặc giải quyết dứt điểm; các mục tiêu cụ thể lại bị phân tán, yếu đi bởi không phối hợp lồng ghép các chương trình dự án một cách hợp lý đúng lúc.
H a i là, chương trình dự án nhằm mục tiêu xoá đói, giảm nghèo được thiết
kế, hoạch định ở cấp quốc gia theo ngành dọc dưới sự quản lý của Nhà nước nên đã bộ lộ nhược điểm là thiếu sự góp ý kiến của cấp cơ sờ và nhân dân, đến tình
trạng là chưa phân tích được các nguyên nhân sâu xa và chưa ưu tiên, tập trung vào các nhu cầu cần thiết nhất.
Ba là , năng lực lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động xoá đói, giảm
nghèo của cán bộ huyện, xã rất yếu về cả nghiệp vụ quản lý và năng lực k ỹ thuật. M ột mặt, cấp cơ sở này nguồn lực ít và hạn chế, thiếu cán bộ làm việc trực tiếp với các hộ nghèo.
Bốn là, hoạt động xoá đói, giảm nghèo dường như m ới chú trọng vào việc
đưa tiền và hàng cho các hộ đồng bào thiểu số mà ít chú ý tới việc cung cấp các dịch vụ y tế giáo dục nhằm tạo chuycn biến về chất của nguồn nhân lực, đất đai và ngành nghề.
Năm là, cách theo dõi chương trình thường xem nặng hiệu quả đầu ra, chứ
chưa chú trọng theo dõi chất lượng và tác động của các hoạt động. N ghĩa là chưa có một hệ thống các chỉ số về các cuộc điều tra có tính chất khác nhau để đánh giá các hoạt động chương trình dự án.
Sáu là, thiếu một sự tổng kết các hoạt động quy chuẩn hoá trên một khung
chung thống nhất đề đánh giá đúng tình trạng đói nghèo và khả năng dự báo tương đối chính xác của các chương trình dự án xoá đói, giảm nghèo.