Mục tiêu và đối tượn g.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 85)

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ

2.3.4.3. Mục tiêu và đối tượn g.

Tuy đã có nhiều cuộc điều tra đơn và đa mục tiêu nhằm vào người nghèo, nhưng chưa có m ột cuộc điều Ira nào có quy mô lớn, nhằm vào người nghèo là dân tộc thiểu số.

Trong những năm 1992 - 1995, U ỷ ban Dân tộc và M iền núi có kết hợp với Tổng cục Thống kê điều tra về dân tộc Thái, dân tộc M ông và m ột sổ dân tộc quá ít người đặc biệt khó khăn, trong đó có cuộc điều tra dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, đã xác định được một số tiêu chí khá tập trung để phản ánh hiện trạng đói nghèo.

Theo số liệu tổng hợp các vùng dân tộc của Uỷ ban Dân tộc và M iền núi năm 1998, kết quả vẫn cho thấy số hộ đói nghèo ở vùng sâu, vùng khó khăn hầu như đều ở mức rất cao, năm 1999 là 1.715 xã đặc biệt khó khăn, với 1,2 triệu hộ, hơn 6 triệu nhân khẩu, đến năm 2000 là 1.870 xã đặc biệt khó khăn cần phải ưu tiên thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo.

M uốn thực hiện được các mục tiêu, cần xây dựng các tiêu chí có những nét khác biệt cho vùng dân tộc thiểu số, trong đó có thể nhấn mạnh hơn trước hết ở các mục liêu lương thực, sức khoẻ, dân số chẳng hạn.

V iệc tiếp cận và xác định đối tượng đói nghèo tốt nhất là giao cho cấp chính quyền cơ sở, nhưng phải có sự tập huấn chu đáo, theo dõi và cử cán bộ xuống cơ sở giám sát kiểm tra xác suất. Cơ quan Trung ương là Tổng cục Thống kê cung cấp tiêu chuẩn và phương pháp điều tra theo các nhóm mục tiêu phù hợp. Hai cơ quan trên tạo thành một hệ thống chặt chẽ, có cơ sở khoa học để xác định đối tượng, mục tiêu chính xác. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để đề ra đúng đắn các chiến lược hoạch định chính sách quốc gia.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)