Thực trạng đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 50)

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ

2.2.1. Thực trạng đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta.

Chính sách đổi mới của Đảng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V I đến nay và nhất là từ k h i có N ghị quyết số 22/TW ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị “ v é một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền n ú i” . Quyết định số 72/H Đ B T ngày 13-3-1990 của H ội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phả) “ Về một số chủ trương, biện pháp, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội miền núi” , đặc biệt là Chỉ th ị số 525/TTg, ngày 15-1-1993 của Thủ tướng Chính phủ “ v ề một số chủ trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội miền n ú i” nhằm cụ thể hoá việc phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, miền núi ngày càng đạt được nhiều thành tựu. Có thể nói, chưa bao giờ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước lại có tác động mạnh mẽ đến như vậy đối với vùng cao, miền núi, vùng đồng bào dân tộc vốn yên tĩnh, quen “ an phận thủ thường” với m ột cuộc sống có nhu cầu thấp về tiêu thụ và hưởng thụ. Cùng với sụ giải thể loại hình hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu mới nhưng không mấy hiệu quả, đã làm cho nông thôn miền

núi xuất hiện các hình thức hợp uic xã tự nguyện ở từng vùng, từng địa phương với các mức độ khác nhau.

Ở Tây Nguyên, xu thế phổ biến là giải thể mô hình đại gia đình (chiếc nhà dài truyền thống) đổ thành các đơn vị gia đình nhỏ. Các hộ gia đình này có sự thoả ước liên kết với các doanh nghiệp nhà nước trong việc kinh doanh sản phẩm của cây công nghiệp (cao su, cà phê, tiêu, lạc). Các doanh nghiệp đã quan tâm tới thu nhập, đời sống của các gia đình liên doanh, hợp lý hơn trong việc phân chia quyền lợ i không nằm ngoài mục đích đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp nhờ nguồn hàng hoá do dân tạo ra.

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, một số nông lâm trường ở Phúc Tân, phổ Yên (Thái Nguyên); Đông Sơn, Yên Thế (Bắc Giang) đã đạt chất lượng trồng rừng và đạt kế hoạch 100%.

Các nông trường Đông Hiếu, Sao Vàng, Cờ Đỏ, các nông trường chè Nghĩa Lộ, Phước An, cẩm M ỹ năm 1992 đều tăng trưởng bình quân 7,66% năm so với năm 1998.

Tuy nhiên đó là ở những nơi đồng bào dân tộc thiểu số được may mắn cư trú gần các lâm trường hoặc là đối tượng hợp tác của các cơ sở doanh nghiệp nhà nước. Còn lạ i đại bộ phận tỏ ra lúng túng trong quá trình chuyển hệ “ tư duy bao cấp” quen việc dựa vào hợp tác xã, tức là họ đem sức lao động (ngày công) để đổi lấy lương thực trong hợp tác xã kiểu CÜ, chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều hộ bị động trong việc phải lo toan tính toán đầu vào và đầu ra để có thu nhập. M ột số nơi thực tế hợp tác xã chỉ còn là vỏ hình thức, mạnh ai người ấy lo trên mảnh nương rẫy của mình.

Trong tình hình đó, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét. M ộ t nhóm nhỏ hơn đã năng động sáng tạo biết cách làm ăn để vượt lên. M ộ t nhóm lớn hơn, vẫn tìm kiếm nguồn lực, phương sách tăng thu nhập. Nhóm này tạm bằng lòng với mức sống trung bình, tạm đủ so với mặt bằng thu nhập của vùng. Nhóm đa số thực sự chỉ trông vào hạt ngô, hạt lúa, hứng chịu nhiều hơn sự rủi ro, thất bát mùa

nhập. Không có tiền để đầu tư vào vật tư, giống cây trồng đổ sản xuất nên năng suất thấp, thu hoạch được ít, trong khi số người trong gia đình ngày càng tăng thêm. Phương sách đơn giản và đỡ tốn kém nhất là đốt phá rừng làm nương để tăng them lương thực, thậm chí một số đồng bào dân tộc Thái, Dao và Mông quay sang tái trồng cây thuốc phiện để tạo thu nhập cho cuộc sống.

Vấn đề phân hoá giàu nghèo diễn ra ở nông thôn miền núi tuy không kém phấn quyết liệt, song về bản chất không phải là một quá trình “ bẩn cùng hoá” nhân dân lao động, những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V I đã khảng định: Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Làm cho dân no ấm, hạnh phúc là mục tiêu của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa V iệt Nam. V ì vậy, trong công tác xoá đói giảm nghèo phải làm cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; tự họ vươn lên xoá đói giảm nghèo dưới sự trợ giúp của chính phủ.

Đ iều hiển nhiên không phụ thuộc vào sự chủ quan duy ý chí là: sự phát triển kinh tế hàng hoá trong điểu kiện cơ chế th ị trường tất yếu dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo. Đ ó là một hiện tượng bình thường. Trong giai đoạn đầu có thể gây hiệu ứng, cú sốc, nhất là có vẻ như tiêu cực, nhưng mặt tích cực của kinh tế thị trường sẽ mang tính động lực tạo đà cho sự phát triển k in h tế, xã hội nông thôn nói chung và miền núi nói riêng.

Kết quả điều tra mức độ đói nghèo được đánh giá bằng các chỉ tiêu mức chi trong cuộc “ Đ iều tra mức sống ở V iệ t Nam ” và điều tra về tình trạng giàu

nghèo được Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (U N D P ); Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển (S ID A ) tài trợ cho U ỷ ban K ế hoạch nhà nước (nay là Bộ K ế hoạch và Đầu tư) và Tổng cục Thống kê tiến hành năm 1992 - 1993 với quy mô mẫu điều tra là 91.732 hộ. Và tài liệu xuất bản của Ngân hàng thế giới phân tích trên số liệu điều tra về mức sống ở V iệ t Nam đầu năm 1995 đã có kết luận

gần như nhau.

Tuy chưa có cuộc điều tra riêng rẽ chính xác cho vùng dân tộc thiểu số, nhưng hai cuộc điều tra chung ở nông thôn cả nước đều cho kết quả là mức độ

jii nghèo diễn ra trầm trọng nhất là khu vực miền núi phía Bắc, vùng duyên hái ung Bộ và Tây Nguyên. Điều đó hoàn toàn phù hợp với những đánh giá của lộ c điều tra chuyên ngành, chuyên đề ở cấp độ ngành và khoa học khác nhau,

) sự quan tâm đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Cần phải nhắc lại ở đây là mức độ đói nghèo diễn ra ở vùng dân tộc thiểu số iề n núi còn tuỳ thuộc vào mặt bằng kinh tế vùng đó, tuỳ vào trình độ và mức :ng của từng dân tộc.

V ì vậy, có sự dao động, chênh lệch có thể là không nhỏ. Có thể mức thu lặp ở vùng này coi như đủ để sống, nhưng với nơi kia thị trường đắt đỏ hơn thì i là chưa đủ.

Kết quả cuộc điểu tra đề tài khoa học K X . 04-11, năm 1992 về các dân tộc lá i, Dao, Tày, Nùng, M ông, ơ Đu, K h ơ M ú, Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, X ơ Đăng ìn địa bàn miền núi Tây Bắc, V iệ t Bắc, miền Trung và Tây Nguyên đã cho một ;t luận đáng chú ý về tỷ lệ phân hoá giàu nghèo như sau:

- Giàu, khá: 9,3%; - Trung bình: 45%; - Nghèo: 45,7%.

Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các dân tộc thiểu số là m ột vấn đề cẩn được lan tâm để tìm m ột phương sách phù hợp. Cùng ở một vùng, khi người giàu

>ặc khá ở dân tộc Nùng là 10% thì ở dân tộc G iáy chưa có sự hình thành tầng

p này. ờ người Thái là 8 - 10% trong khi đó người M ông ở Tây Nghệ An lại là ,25% do còn lén lú t trồng bán nhựa cây thuốc phiện, trong k h i đó dân tộc ông ở các rẻo cao phía Bắc thì hộ khá giả chưa đáng kể. ở Tây Nguyên số hộ

lá là người Ê Đê lên tới 21,55%, trong khi đó cũng trong vùng, dân tộc Ba Na hộ này chí m ới 0,83%...

So sánh sự đói nghèo và khá giả ở một số dân tộc thiểu số vớ i mặt bằng ung cả nước ta có m ột số chỉ số như sau:

Mức độ khá giàu, trung bình tính chung ca nước gấp gẩn 2,5 lần so với các tỉnh trung du (4,4% so với 1,83%) và gần 4 lần so với các tỉnh miền núi phía Bắc (4,4% so với 1,7%).

Theo cuộc điều tra về mức sống của V iệt Nam do U N D P tài trợ, nếu đặt các nhóm dân tộc thiểu số vào một phía để so sánh với người K in h là dân tộc đa số, thì mức độ nghèo đói thường có tỷ lệ cao hơn từ 50% - 250%. Tức là nếu lấy một chỉ tiêu nào đó làm mốc (những chỉ tiêu cơ bản cho một gia đình) thì cứ 39% người K inh được xếp vào diện nghèo thì sẽ là 58% ở người Tày và 89% ở người Dao và gần 100% ở người M ông. T u y nhiên, phạm vi điều tra ở diện rộng lớn đến mức độ chân thực thì vẫn chưa tiếp cận với sự chính xác. Song nhìn chung mức chi tiêu của các hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 60% mức chi tiêu của hộ người K inh. M ột số dân tộc ở vùng sâu, vùng xa còn thấp hơn nữa.

Cuộc điều tra này cũng phát hiện một số vấn đề rất đáng quan tâm là chỉ số đói nghèo ở V iệt Nam được xếp ở mức độ rất thấp. T ỷ lệ chi phí cho nhu cầu lương thực chiếm tới 70% chi phí cho một gia đình thuộc 20% là số dân nghèo

nhất và 66% chi phí cho một gia đình thuộc 20% là số dân nghèo nói chung. Mức chi phí từ 66% - 70% là quá cao so với nhu cầu về nhiều mặt khác của một gia đình như dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm th ịt động vật, chi phí học hành, hưởng thu văn hoá - thông tin...

N hư vậy cả hai nhóm cộng lại chiếm tới 40% dân số (tức 2/5 dân số) được coi là mức thu nhập quá thấp cần được quan tâm giúp đỡ.

Trong việc phân chia mức độ đói nghèo, có thể phân ra các nhóm như sau: N hóm thứ nhất: M ộ t số hộ đói nghèo chủ động tìm kiếm các cơ hội thoát ra khỏi canh đói nghèo. Họ tìm đến các nhóm dân tộc có trình độ sản xuất cao hơn, g iỏi làm kinh tế để học tập kinh nghiệm, tìm tòi các địa điểm, địa phương có điều kiện làm việc để có thu nhập cao hơn. H ọ mạnh dạn vay vốn phát triển sản xuất, tìm kiếm để m ở rộng sản xuất ngoài nông nghiệp và chăn nuôi.

N hóm thứ hai: nhóm này ít năng động hơn, có thể khá lên thoát đói nghèo nhờ vào các chương trình phát triển giao thông, có đường sá tốt để giao lưu mua

bán, trao đổi hàng hoá và nhờ vào được hưởng các dự án kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhưng nhóm này tỏ ra kcm năng động hơn nhóm thứ nhất và cũng dễ dàng bị đẩy xuống diện đói nghèo nếu các chương trình, dự án trên địa bàn kết thúc. Đó là nhóm thiếu bền vững.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)