Chương trình phát triển nông nghiệp-nông thôn, thủy lợi-gỉao thông.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 89)

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ

2.3.5.1. Chương trình phát triển nông nghiệp-nông thôn, thủy lợi-gỉao thông.

a) Tlỉiiv lợi, giao ìhông.

Chương trình đầu tiên và kéo dài thời gian nhất cho tớ i nay vẫn tiếp tục, đó là thủy lợ i, giao thông. N hờ có hệ thống thủy lợ i khá thuận tiện, đã tạo nên bước

nhảy vọt về năng suất và tăng vụ ở các cánh đồng Hoà A n (Cao Bằng), Đại Từ (Thái Nguyên), Mường Thanh - Đ iện Biên (Lai Châu)... N hiều năm qua những nơi trẽn đã đạt từ 5 tấn/ha trở lên, đã góp phần bình ổn lương thực trong vùng.

Hệ thống đường sá đã thuận lợ i hơn, rút ngắn được thời gian đi lại giữa các vùng, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng để đáp ứng được những yêu cẩu thiết yếu của miền xuôi và miền núi, tạo nên sự cần thiết phát triển sản xuất hàng hoá…

T uy nhiên, số người được hưởng lợ i ích từ các chương trình phát triển hạ tầng này tập trung ở các thung lũng, cánh đồng nông nghiệp trù phù, các lâm,

nông trường, thị trấn, thị xã và khu vực phụ cận. Xét về góc độ nào đó thì người nghèo cũng có phần hưởng lợ i ích một phần do những yếu tố tích cực về kinh tế trong vùng tác động. Tuy vậy, lợ i ích đó ỉà rất ít, so với số người ở những khu vực thuận lợ i nêu trên. Điều đáng lưu ý là người nghèo nhiều nhất lại tập trung ở vùng sâu, vùng xa và vùng cao. Chính những nơi này thủy lợ i, giao thông lại rất yếu kém.

Thập kỷ cuối cùng của thế k ỷ X X,việc phát triển giao thông nông thôn được phát triển rộng trong toàn quốc. V ớ i phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã huy động được nhiều nhân lực, vật lực, tiền của, phát triển được trên

150.000 km đường bộ và 35.700 km đường thủy, đặc biệt là Thái Bình trở thành ỉá cờ đầu giao thông nông thôn với 100% đường cơ giới liên xã được "cứng hoá".

Nhưng ở miền núi còn rất nhiều khó khăn, làm lk m đường rất tốn kém vì núi đá và địa hình phức tạp, đóng góp về tiền bạc của dân không nhiều và cuối cùng là tiền vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông miền núi còn xa m ới đáp ứng được nhu cầu... V ì vậy, các vùng sâu, vùng xa trong vài năm tới chắc chắn vẫn chưa hết khó khăn trong việc đi lại và giao lưu hàng hoá.

b) Chương trìn h định canh định cư.

Từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ X X,Đảng và N hà nước ta đã nhìn thấy vấn đề định canh định cư có tầm vóc cực kỳ quan trọng nhằm làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc thực tế đây là cách sống ổn định,

văn m inh, tiến bộ. Nó tác động sâu sác tới tâm tư tình cảm của nhân dân và các dân tộc thiểu số, từng bước xoá bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, bất lợ i cho sự phát triển để hoà nhập vào xu hướng phát triển chung.

Chương trình này bắt đầu từ năm 1968, tính đến nay đã 35 năm, trong quá trình thử nghiệm và thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót. Song đây là một chương trình rất đắc lực trong việc làm giảm đó nghèo. M ục tiôu của nó nhằm biến những người du canh du cư (đa phần là dân tộc M ông) thành định canh, định cư, tức là giúp những người nghèo nhất, dễ bị rủi ro nhất trở thành những người sống ổn định. Nó có đối tượng phục vụ cụ thể, có hiệu quả và thiết thực với người nghèo ở miền núi.

M ột chương trình khác cũng rất có tác dụng với việc xoá đói, giảm nghèo là Chương trình 327 được H ội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định ngày 15-9-1992. Chương trình này nhằm vào mục tiêu phủ xanh đồi núi trọc, bãi bồi, bãi cát sông biển. Đ ố i tượng của nó được m ở rộng cho nhiều hộ gia đinh dân tộc thiểu số miền núi. Ngay trong 2 năm đầu tiền (1993 - 1994) triển khai chương trình này đã được vay 67 tỷ 230 triệu đồng (1 triệu đồng/ hộ) để phát triển 400.495 ha đất thành kinh tế hộ; trồng được 19.500ha cao su, 11.500 ha chè, 7.000 ha cà phê, 18.500 cây ăn quả... Dự án đó đã giãn dân và g iả i quyết việc làm cho 68.300 hộ, trải rộng trên địa bàn gần 220 huyện, 700 xã ở miền núi, ven biển, góp phần xoá đói, giảm nghèo và ổn định đời sống cho nhiều hộ dân tộc thiểu số.

Tính đến năm 1998 cả nước ta còn có 356.000 hộ, 2,146 triệu nhân khẩu

1.939 xã của 38 tỉnh thuộc đối tượng định canh định cư, trong đó có 82.300 hộ, 507.000 khẩu đã cơ bản hoàn thành định canh định cư. Đ ố i tượng còn lại tiếp tục định canh định cư có 25.714 hộ, 157.000 nhân khẩu đang còn du canh du cư. Dự báo tốc độ tăng thêm số vùng định canh định cư thời k ỳ 1998 - 2010 là 2,3%/năm sẽ tăng khoảng 181.000 hộ, 605,000 nhân khẩu so với năm 1998.

Các hình thức định canh định cư đã góp phần xoá đói, giảm nghèo như phát triển giao thông nông thôn, thủy lợ i, nước sạch sinh hoạt, điện, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, thuốc chữa bệnh và các công trình cần thiết khác.

c) T ư vấn, cl ị ch vụ, chuyển giao kỹ thuật ị chuyển íỊÌao khoa học - công nghệ).

Đây là một chương trình đặc biệt có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế m iển núi lhco hướng chuyển dịch cơ cấu giống m ới và sản xuất hàng hoá tập trung. Nó được hiểu là một chương trình bao gồm nhiều công việc, dự án triển khai trên diện rộng, chủ yếu tập trung vào các khâu khuyên nông, khuyến lâm, khoa học kỹ thuật, vật tư sản xuất, tín dụng nông thôn. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ X X dịch vụ này đã có sự tiến bộ đáp ứng tương đối tốt nhu cầu đầu vào cho sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp. Nhiều hộ nghèo đã được hưởng lợ i ích từ chương trình này, và họ đã tìm được cho mình cuộc sống ổn định. Song miền núi, vùng dân tộc thiểu số, Ihậm chí cho tới nay, cũng m ới chí số ít địa phương có được những chương trình hiệu quả kiểu này. Tìm được nguyên nhân từ cả hai phía: người đầu tư và người được đầu tư, cho thấy:

Về p lú a đầu tư, do đi lại khó khăn, thiếu cán bộ khoa học tàm huyết lên với

đồng bào miền núi vì chế độ, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng để khuyên khích chất xám khoa học k ỹ thuật đưa vào sản xuất ở miền núi; mặt khác, mức độ thử nghiệm gặp rủi ro cao...

Về phía được đầu tư: đòi hỏi phải có một trình độ nhận thức nhất định mới có thể tiếp thu được công nghệ. Những hộ nghèo rất hiếm có được trình độ hiểu biết do phía đầu tư yêu cầu. Người được nhận các chương trình loại này đa phần lại rơi vào các hộ khá và giàu; nên vô hình chung người nghèo bị loại khỏi "cuộc chơi".

Thực chất những nội dung rộng lớn của chương trình này chưa được hoạt động mạnh mẽ, phần lớn chỉ tập trung lại ở khuyến nông và khuyến lâm; chỉ đơn thuần về công việc đưa giống m ới cho người sản xuất để tăng thu nhập. Sự chuyển giao công nghệ theo đúng nghĩa của nó chưa làm được bao nhiêu, mới chỉ dừng cây chè, cây cà phê, cao su. Hiệu quả hoạt động của trên 200 trạm khuyên nông cấp huyện và 61 trạm cấp tỉnh chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt vùng miền núi, trạm không đủ người, mạng lưới mỏng khó có thể tiếp cận được với đồng bào các dân tộc thiểu số.

M ột số vấn đề rất cần quan tâm đến ở miền núi là công nghệ bảo quản sau thu hoạch và công nghệ sơ chế, chế biến nông phẩm. V ì vậy, vấn đề nan giải trước hết là lo đầu ra cho sản phẩm làm ra của người nghèo. Do không phát huy được những việc kể trên dẫn đến việc tổn hại không nhỏ do bảo quản thiếu kỹ thuật, số lương thực dư thừa chỉ được biến thể thành rượu, chứ không biết bán cho ai.

Những vấn đề đặt ra đã cho thấy chương trình trợ giúp công nghệ hiện nay còn hết sức hạn chế. Nhu cầu dịch vụ, chuyển giao k ỹ thuật ở miền núi chưa

được đáp ứng tương xứng, nên không thể có hàng hoá đủ tiêu chuẩn chất lượng cho thị trường hiện nay và không đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)