Người tàn tật, già yếu, trẻ mồ côi.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 121 - 123)

- Vê V tế và chăm sóc sức khoẻ:

3. 2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm XĐGN ở vùng dân tộc thiểu số nước ta 2.1 Vấn đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

3.2.3.2. Người tàn tật, già yếu, trẻ mồ côi.

Đây là đối tượng cũng rất đông đầo do nguyên nhân chiến tranh, do điều kiện sống quá thiếu thốn nghèo đói gây ra. Nhà nước đã có nhiều quyết định và được thể chế hoá và hướng dẫn tiêu chuẩn, chế độ cho từng loại: người già cô đơn, trẻ mổ côi, người tâm thần, các loại tàn tật...

Nguồn kinh phí cấp cho đối tượng này do địa phương giải quyết. Hình thức phổ biến hiện nay là trung tâm bảo trợ và điều dưỡng giúp đỡ tại gia đình cho người thâm chăm sóc.

Theo thống kê chưa đầy đủ thì đối tượng này có trên 1 triệu người, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân m ới giải quyết được chưa tới 20% loại đối tượng này mà kinh phí đã vọt lên trên 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngân sách nhà nước còn phải chi thêm vào việc phục hồi chức năng người tàn tật hàng năm từ 5-7 tỷ đồng, cùng với các nguồn tài trợ quốc tế ahư của H ội chữ thập đỏ quốc tế, của Chính phủ liên bang Đức... và các nguồn nhân đạo, phi chính phủ, các tổ chức, đoàn thể doanh nghiệp thuộc các thành

phần kinh tế khác nhau. Nhà nước và chính quyền địa phương cũng đã lưu ý ưu liên về vốn vay, việc làm, miễn thuế... cho họ.

T uy có rất nhiều cố gắng như vậy nhưng vẫn chưa giải quyết được số đông trong họ và sự bình đẳng giữa các địa phương có người tàn tật, cô đơn chưa công bằng và chưa được chuẩn hoá.

Những địa phương, thành phố lớn, một số tỉnh giàu, kin h tế phát triển thì người tàn tật, cô đơn được quan tâm tốt hơn nhiều so với các tỉnh miền núi nghèo. Đ ó là chưa kể khi họ đi nhận đồng tiền, bát gạo cứu trợ còn gặp nhiều khó khăn do đường sá cách trở và thủ tục phiền hà.

Những đối tượng loại này cũng cần được nghiên cứu, tìm những khả năng phù hợp để m ở rộng các hình thức và biện pháp giúp đỡ họ theo hướng sản xuất và ngành nghề phù hợp. Các địa phương cần có những lớp dạy nghề phù hợp cho từng loại đối tượng, cần tợ giúp bao tiêu sản phẩm cho họ để ít nhất họ có thể thu nhập đủ sinh sống một cách khiêm tốn. Nên khuyến khích và có chế độ giảm thuế đối vói các cơ sở sản xuất nhận người tàn tật, giúp đỡ trẻ m ồ côi...

3.2.4. C ứu tế, viện t r ợ khẩn cấp.

Hàng năm, Nhà nước dùng khoản kinh phí khoảng trên dưới 40 - 60 tỷ đồng :ho các đối tượng thuộc diện cần cứu trợ khẩn cấp.

Nguồn viện trợ cứu tế này chủ yếu tập trung vào hai hình thức chủ yếu: - Cứu tế khi bị thiên tai.

- Cứu tế khi giáp hạt.

Trong đó chủ yếu là lương thực, thuốc men và đồ dùng sinh hoạt thiết yếu. Đặc biệt năm 1996 có lũ lụt lớn ở Tây Bắc và trong các năm 1997-2000 bão biển

/à lũ lụt ở các tỉnh ven biển phía N am nên số tiền viện trợ khẩn cấp là rất to lớn. Cơ cấu trong nguồn kinh phí cứu tế thường chi cho cứu đói giúp hạt gần 50%. Có thể nói phần lớn nguồn viện trợ này là dành cho miền núi, biên giới và lả i đảo, vùng các dân tộc thiểu số sống tập trung. Đ ó là nơi m ôi trường sinh thái

dễ bị tổn thượng, nơi dễ xảy ra các vụ lũ lụt, hoả hoạn, hạn hán và các hiện tượng thicn tai khác đe doạ.

H iện nay, Nhà nước đã cho phép các địa phương lập quỹ dự trữ để khắc phục các hậu quả do thiên tai. Tuy nhiên, k h i có thiên tai xảy ra thường bị động và cung cấp chậm những nhu cầu khẩn cấp. Để chủ động hơn nữa việc phòng chống ìhiên tai, xin đề nghị:

- Cẩn chủ động dự báo trước các hiện tượng thiên tai trên m ọi phương tiện thông tin và cách phòng chống cho nhân dân. Đ iều này làm được sẽ đỡ tốn kém rất nhiều.

- Trước mùa mưa lũ nên tập kết các loại vật chất thiết yếu (để viện trợ k ịp thời k h i xảy ra thiên tai)...

Cần có sụ tuyên truyền rộng lớn và các hình thức giúp đỡ phong phú khai thác nguồn lực và đóng góp của nhân dân trên tinh thần "lá lành đùm lá rách", "lá rách ít đùm lá rách nhiều"...

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)