THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ
2.3.2.3 Bài học kinh nghiệm.
- M uốn thực hiện xoá đói, giảm nghèo thành công, trước hết cần phải có sự thống nhất cao trong nhận thức về trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, của các tổ chức đoàn thể nhân dân; có hệ thống chính
sách, cơ chế phù hợp, có kế hoạch và chỉ đạo thực hiện cụ thể ở từng xã, thôn, bản và đến từng hộ dân.
- Phải có quy hoạch, sắp xếp lại dân cư, bố trí xen kẽ và hợp lý các hộ thuộc dân tộc K inh có kinh nghiệm sản xuất giỏi với các hộ chưa biết cách làm ăn, giúp nhau phát triển sản xuất, thực hiện xoá đói, giảm nghèo (cơ cấu hợp lý từng cụm dân cư).
- Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa các cấp, các ngành, phát huy vai trò tổ chức đoàn thể: Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên, H ộ i Cựu chiến binh...
- Phải có tổ chức điều tra, xác định rõ nguyên nhân và quản lý chắc hộ đói nghèo ở từng và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, phát huy dân chủ cơ sở, tạo cơ hội cho người nghèo trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch xoá đói, giảm nghèo.
- Đa dạng hoá nguồn lực, trước hết là phát huy nguồn lực tại, huy động nguồn lực cộng đồng (các tổng công ty, các địa phương, các tầng lớp dân cư ...) m ở rộng hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật tài chính xoá đói, giảm nghèo.
Kết quả thực hiện lồng ghép các chương trình và dự án với Chương trình 135.
Theo số liệu báo cáo của U ỷ ban Dân tộc và M iền núi, trình kỳ họp khoá 6,
Quốc hội khoá X tháng 11-1999 về kế hoạch xoá đói, giảm nghèo đến năm 2000, Chính phủ đã lồng ghép các chương trình, dự án của các ngành, địa phương để đầu tư giải quyết khó khăn cho các xã đặc biệt khó khăn cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa như: năm 1999 đã đầu tư cho 1.000 xã; năm 2000 sẽ đầu tư cho 1.870 xã; năm 2001 sẽ đẩu tư cho 2.325 xã.
Riêng năm 1999,chương trình lồng ghép trên địa bàn 1.000 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư thêm như sau:
- Ngành giáo đục: đầu tư 50 tỷ, mỗi xã 50 triệu để sửa chữa trường học, cung cấp cấp thiết bị dụng cụ học tập.
- Ngành y tế: đầu tư 97 tỷ để xây dựng, sửa chữa trạm y t ế ,đào tạo cán bộ cho xã và cấp thuốc cho xã.
- Chương trình định canh định cư đầu tư thêm 49,7 tỷ đồng cho 304 xã đặc biệt khó khăn, chiếm 38,91% so vớ i chương trình định canh định cư.
- Chương trình 5 triệu ha rừng đầu tư cho 122 xã đặc biệt khó khăn là 71,362 tỷ đồng, chiếm 26,15% tổng mức đầu tư.
- Chương trình nước sạch đầu tư 12,242 tỷ đồng chiếm 39% để đầu tư cho 737 dự án cấp nước cho các xã đặc biệt khó khăn.
- Chương trình trung tâm cụm xã đầu tư 28,730 tỷ đồng chiếm 33,28% vốn đầu, xây dựng 47 trung tâm cụm xã...
Nhiều chương trình, dự án trong và ngoài nước đầu tư thêm trên địa bàn 1.000 xã đặc biệt khó khăn. V ớ i cách làm trên chắc chắn vấn để giảm hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khàn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho đồng bào các dân tộc.
Chương trình 135 của Chính phủ trong 2 năm (1999 - 2000) đã xây dựng được 5.035 công trình hạ tầng cơ sở. Năm 1999 là 2.200 công trình cho 1.200 xã. Năm 2.000 là 2.815 công trình cho 1.870 xã gồm đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, cấp điện, trường học, trạm y tế, chợ ở xã. Năm 2000 còn khởi công 142 trung tâm cụm xã m ới, đưa 16/330 trung tâm xã đã khởi công xây dựng từ năm 1996 - 2000 vào sử dụng.
Tóm lại, thập kỷ cuối cùng của thế kỷ X X ,Đảng và Nhà nước đã có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề đói nghèo và Chương trình 133 về xoá đói giảm nghèo và Chương trình 135 của Chính phủ về xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết cơ bản tình hình đói nghèo ở V iệt Nam.
M ột số nhận xét về kết quả của Chương trình xoá đói, giảm nghèo ở V iệt Nam đã đạt được:
M ột là : Chương trình được triển khai đồng bộ, đều khắp trong cả nước. Hệ
phương đều xác định xoá đói, giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triổn kinh tế - xã hội, do đó đã có những giải pháp Ihích hợp để tổ chức thực hiện.
H a i là : Chương trình đã xác định đúng đối tượng hộ nghèo, xã nghèo thông
qua khảo sát, điều tra, đánh giá lạ i thực trạng nghèo đói và nhu cầu hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Đ ối tượng hộ đói nghèo được các địa phương quan tâm, theo dõi quản lý thông qua hệ thống sổ sách từ cơ sở.
Ba là : Các địa phương đã có nhiều giải pháp linh hoạt để thực hiện chương
trình, có sự phối hợp kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể, bước đầu huy động được sự tham gia, đóng góp của nhân dân.
Bốn là : chế độ báo cáo đã được các Bộ, ngành và địa phương thực hiện
tương đối kịp thời, do đó đã giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành chương trình của Chính phủ và chính quyền các cấp đúng trọng tâm hơn.
Núm là: mục tiêu chung của Chương trình là mục tiêu cụ thể của từng dự án
được thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Xoá đói, giảm nghèo đã trở thành chương trình hành động của các cấp uỷ đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể, được nhân dân đồng tình và tích cực tham gia nên phong trào xoá đói, giảm nghèo ở nước ta trong những năm qua đã thu được những kết quả bước đầu đáng mừng. Tốc độ xoá đói, giảm nghèo diễn ra tương đối nhanh ở các tỉnh miền núi
phía Bắc, Tây Nguyên; một số tỉnh miền núi phía Bắc giảm 4 - 5 % tỷ lệ đói nghèo trong thời gian qua.
2.3.3. Gỉai đoạn 2001 - 2003.
2.3.3.1. K ế t quả:
G iai đoạn này đánh dấu những thành tựu nổi bật trong công tác xoá đói, giảm nghèo của các cấp các ngành, từ Trung ương đến địa phương và của chính bản thân các hộ nghèo. T ỷ lệ hộ nghèo, người nghèo giảm từ 17,8% năm 2000 xuống còn 11,8% vào tháng 10/2003, được cả thế g iới thừa nhận và đánh giá cao. Xét về tốc độ giảm nghèo, khu vực miền núi và trung du phía Bắc đạt tốc độ
nhanh nhất, từ chỗ tỷ lệ hộ đói nghèo là 24,77% vào đẩu năm 2003 thì nay còn 16,33%. Kế đó là các tỉnh khu 4 cũ và duyên hải miền Trung giảm từ 24,29% xuống còn 15,5%, khu vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc biệt sự cố gắng nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân ở những địa phương có người dân tộc thiểu số chiếm số lượng tương đối lớn. Thành quả xoá đói, giảm nghèo của họ đạt được sẽ là tiền đề cho sự phát triển và thực hiện thắng lợi mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới.
Trong giai đoạn này cũng đánh dấu sự tham gia tích cực của các đoàn thể vào công tác X Đ G N đặc biệt là U ỷ ban Trung ương M ặt trận Tổ quốc V iệ t Nam với cuộc vận động “ Ngày vì người nghèo,,. Cuộc vận động này mang tính nhân văn sâu sắc nhằm phát huy lòng yêu nước, truyền thống “ lá lành đùm lá rách” của người dân V iệ t Nam. Cuộc vận động “ Ngày VI người nghèo” đến 17/10/2003 vừa tròn 3 năm. V ớ i ý nghĩa sâu sắc của nó, cuộc vận động đã thu hút được hầu như toàn bộ hệ thống chính trị, từ Trung ương đến cơ sở với hàng triệu cán bộ, đảng viên và đồng bào ta ở trong nước cũng như ngoài nước tham gia, đem lại kết quả to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần và đạo lý.
Kể lừ khi phát động, tính đến 30/9/2003 “ Quÿ vì người nghèo” Trung ương đã nhận được số tiền ủng hộ là 17.110 triệu đồng. Ngoài số tiền trên còn có 10 cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân đã tham gia đóng góp bằng hiện vật như: quần áo, sách vở, bút mực, lương thực, thực phẩm.. • trị giá gần 300 triệu đồng.
Từ số tiền đã vận động được, “ Quỹ vì người nghèo” Trung ương đã phân bổ được 10 đợt cho 61 tỉnh, thành phố với số tiền là 16.259 triệu đồng.
Cũng theo báo cáo của 61 tính, thành phố, đến ngày 30/9/2003, “ Quỹ VI người Iig h è o ,,các địa phương đã vận động bằng tiền mặt trên 333,5 tỷ đồng.
Như vậy, tổng số “ Q uỹ vì người nghèo” 4 cấp đã vận động được trên 350,6 tỷ đổng. Phần lớn số tiền trên đã được các cấp sử dụng để hỗ trợ xây dựng mới được 100.468 căn nhà và sửa chữa 55.561 căn nhà tình thương. Số tiền còn lại, các địa phương chi hỗ trợ người nghèo với các nội dung: phát triển sản xuất, khám bệnh, chữa bệnh, giúp đỡ học sinh nghèo và cứu đói kh i cần thiết.
V ớ i phương châm “ Nhà nước và nhân dân và các hộ nghèo đói cùng làm ,,, ba năm qua ngân sách Trung ương đã đầu tư 1.800 tỷ đồng, các tỉnh, thành đã đầu tư ngân sách điạ phương 1.500 tỷ đồng; bố trí lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 1.300 tỷ đồng. N guồn vốn tín dụng trong 3 năm đã huy động và cho vay 9.006 tỷ đồng, cùng với nguồn vốn huy động từ cộng đồng 700 tỷ đồng. Như vậy, tổng nguồn vốn huy động trong nước từ năm 2001 đến nay là 13.400 tỷ đồng cho chương trình xoá đói, giảm nghèo.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường hợp tác quốc tế về xoá đói, giảm nghèo, đã ký kết và triển khai các dự án cho m ột số tỉnh m iền núi phía Bắc, miền T rung Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, tổng vốn đầu tư đến năm 2005 khoảng 320 triệu USD (tương đương 5.000 tỷ đồng). Các chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục cũng rất được quan tâm. Đến nay, đã có 1,66 triệu người được cấp thẻ bảo hiểm y tế; trên 2,4 triệu người được cấp khám chữa bệnh miễn phí. Trên 3 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, đóng góp xây dựng trường; 1,5 triệu lượt học sinh nghèo được cấp vở viết, sách giáo khoa. Chương trình định canh, định cư k in h tế m ới đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để thực hiện được các dự án sắp xếp bố trí lại dân cư cho trên 151 nghìn hộ, chủ yếu là các hộ thuộc những vùng nghèo, khó khăn.
Chương trình 135 của Chính phủ đã hỗ trợ cho 2.362 xã đặc biệt khó khăn xây dựng 13.376 công trình cơ sở hạ tầng. Đến nay có 12.150 công trình đã được hoàn thành đưa vào sử dụng với nguồn kin h phí đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Ngoài ra, bằng nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án, vốn ngân sách địa phương, vốn huy động cộng đồng, các tỉnh, thành phố đã đầu tư cho hơn 1.000 công trình hạ tầng thiết yếu cho 800 xã nghèo (ngoài Chương trình 135) với kinh phí trên 776 tỷ đồng. Thực hiện chương trình tạo việc làm, trong 3 năm qua cả nước đã tạo việc làm cho 4,325 triệu người lao động. Thực hiện Quyết định 174 của Chính phủ về việc phân công giúp đỡ các địa phương nghèo, ba năm qua đã có 70 đơn vị, bộ, ngành giúp đỡ 43 địa phương trên 200 tỷ đồng để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ X Đ G N .