THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ
2.3.4.4. Nguồn lực quốc tế:
Xoá đói, giảm nghèo cần có một nguồn lực lớn mới có thể đạt mục tiêu vào năm 2005: hộ đói nghèo chỉ còn tỷ lệ là 10%. Chiến lược huy động nguồn lực cần được tính toán từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài nguồn từ ngân sách Nhà nước, nguồn dự trữ về nhân tài vật lực trong nhân dân là rất to lớn. Đồng thời coi trọng nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ.
Điều quan trọng hơn nữa là nghiên cứu đề ra một cơ chế hay công thức phân nguồn lực, thu hút nguồn lực cho các chương trình hoạt động xoá đói, giảm nghèo tuỳ theo từng nơi, từng lúc, từng mục tiêu, tỷ trọng Nhà nước bao nhiêu ? Nước ngoài và từ dân được bao nhiêu ? Sử dụng vào những hoạt động nào ?
Ngoài việc tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế về vốn, cẩn coi trọng về sự hợp tác và phối hợp hành động. Bởi đói nghèo đang là vấn đề mang tính toàn cầu. V ớ i một quốc gia đang trên đà phát triển và chưa có nhiều kinh nghiệm như nước ta càng cần hợp tác để tranh thủ kinh nghiệm và kỹ thuật của quốc tế.
Muốn hợp tác, phía V iệt Nam cần thường xuyên thông tin chính xác tình trạng đói nghèo và những khó khăn đang gặp cũng như những nỗ lực và mức độ giải quyết đói nghèo của Chính phủ. Cần lồng ghép các nguồn tài trợ quốc tế vào khuôn khổ Chương trình xoá đói, giảm nghèo của quốc gia.
Làm được những vấn đề nêu trên chắc chắn Chương trình xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn nói chung, miền núi vùng dân tộc thiểu số nói riêng, sẽ có sự thay đổi lớn về chất và lượng.