Vùng dàn tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÓNG TÁC XOÁ ĐÓIf GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIÊU SÔ

2.1.3. Vùng dàn tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Địa bàn Tây Nguyên gồm 4 tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum. Đây là vùng đất rộng lớn, màu mỡ và có tiềm năng to lớn nhất của đất nước. Diện tích tự nhiên 4 tính Tây Nguyên rộng tới 5,6 triệu ha. Trong đó đất chưa sử dụng còn trên 1 triệu ha.

Đất đai Tây Nguyên nhìn chung bằng phẳng, rất thuận lợ i cho canh tác trồng trọt và bố trí sản xuất theo hướng tập trung hàng hoá lớn và có chất lượng cao. Vùng đất đỏ bazan hoàn toàn phù hợp cho sự sinh trưởng của các loại cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, dâu tằm và các loại cây ắn quả ở Buôn

M a Thuột, D i Linh, Đức Trọng, Lâm Đồng.

Vùng đất đỏ, vàng tiến triển phân hoá trên nền đá mácma axít tuy có kém độ phì hơn đất bazan nhưng bù lại có đặc điểm tơi xốp, giữ độ ẩm đủ đảm bảo cho nhiều loại cây trồng, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, thực phẩm.

Theo Niên giám Ihống kê năm 1995, dân số Tây Nguyên có khoảng trên 3,14 triệu người. M ật độ dân số xấp xỉ 60 n g ư ờ i/1 km 2. Nếu so sánh ngày nay với năm 1976,dân số Tây Nguyên đã tăng thêm 1,6 triệu người - tức là tăng 2,64 lần. trong đó tăng tự nhiên là 0,6 triệu người và tăng cơ học thêm 1 triệu người.

Hiện nay, Tây Nguyên có 37 dân tộc sinh sống xen kẽ nhau hầu như trên toàn hộ địa bàn, trong đó các dân tộc thiểu số (36 dân tộc thiểu số) có số dân 1,1 triệu người, chiếm khoảng 34,2% dân số toàn vùng. Đ ó là các dân tộc thiểu số: Gia Lai, ÊĐê, BaNa, XơĐăng, M N ông, Gié Triêng. Đ iều đáng lưu ý ở đây là số dân cư người K in h đến sau giải phóng tăng lên nhanh chóng; thứ đến là các dân tộc Tày, Nùng, Dao, M ông ở các tỉnh miền núi phía Bắc di cư tự do vào Tây

Nguyên trong 20 năm qua.

Theo V ụ Khoa học - K ỹ thuật Bộ Lâm Nghiệp (năm 1993) nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì diện tích rừng miền Nam còn trên 7,8 triệu ha trong đó riêng Tây Nguyên đã chiếm 3,2 triệu ha (trên 40%). Đó là tiềm năng vô cùng quý giá, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho công nghiệp của Tây Nguyên và cho cả nước trong công nghiệp hoá, lâm nghiệp.

Tuy nhiên có tiềm năng to lớn như thế nhưng kinh tế - xã hội của các dân tộc Tây Nguyên vẫn còn đang ở mức độ thấp. Bình quân lương thực chưa cao, mới chỉ đạt 230 kg lương thực/người/năm, và nguồn thu của Tày Nguyên mới chỉ đảm bảo được 30% yêu cầu chi trên địa bàn.

Tuy nhiên, do sức hút của các thế mạnh kinh tế tự nhiên tiềm tàng, là trọng điểm kinh tế của cả nước nên Tây Nguyên đang được Nhà nước đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thuỷ lợ i, thuỷ điện, giao thông. Điều đó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế vùng phát triển nhanh chóng, đồng thời tạo cơ hội cho nhân dân cải thiện cuộc sống. Song, tuy đã có sự chuyển dịch cơ cấu kin h tế nhưng đa phần các vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vần còn mang tính tự cung tự cấp. Nhìn tổng thể có thể dự báo là Tây Nguyên sẽ nhanh chóng chuyển dịch theo hướng iích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ sẽ chiểm ưu thế trong những năm tới (hiện nay là trên 40% tỷ trọng thuộc công nghiệp và dịch vụ)

v ề tình hình tự nhiên, kinh tế và xã hội nhân văn ở Tây Nguyên hiện nay có hai vấn đề nổi bật, cần chú ý:

- Sự di cư tự do của các dân tộc miền núi phía Bắc những năm gần đây vào Tây Nguyên đã gây nên tình trạng phá vỡ m ôi trường sinh thái một cách trầm trọng, trong khi tài nguyên rừng chỉ có hạn. Những dân tộc thiểu số phía Bắc di cư vào đây vẫn duy trì phương thức đốt rừng làm rẫy, tước đoạt thiên nhiên. M ột số theo bản năng sinh tồn, phá hoại một cách mù quáng m ôi sinh. M ột số phá hoại m ôi trường sinh thái một cách có ý thức để trục lợ i, làm giàu.

- Dân số di cư vảo Tây Nguyên mang theo cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Họ mang tới đây phương pháp canh tác, sản xuất tốt hơn so với dân tộc thiểu số điạ phương; nhưng cũng mang đến những phong tục tập quán lạc hậu, tệ nghiện hút, ánh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời sự di cư này cũng dễ gây mâu thuẫn giữa các dân tộc, những va chạm về m ột số khía cạnh như: bất đồng về ngôn ngữ và thiếu sự hiểu biết về phong tục tập quán của nhau. Đặc biệt là sự tranh chấp đất đai, mua đi bán lạ i m ột cách thiếu hợp pháp đang trở thành một trong những vtiềm ẩn mất ổn định.

Tóm lại, so với các vùng miền núi, vùng cao cả nước, Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợ i về địa hình, k in h tế, xã hội, nhân văn. Đang là nơi tập trung cao độ sự đầu tư của Nhà nước, tập trung trí tuệ nguồn lực con người, nếu khắc phục được những vấn đề yếu kém đang tồn tại thì chắc chắn Tây Nguyôn giàu về kinh tê, vững mạnh về quốc phòng, an ninh, tiến tới thành vùng kinh tế động lực.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)