- Trên đại học 121
PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2013-
3.2.3. Giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho NNL
vụ cho NNL
Thứ nhất, về công tác đào tạo:
Để thực hiện công tác đào tạo cho CBCCVC cần tập trung thực hiện những giải pháp như sau:
Thứ nhất, phải xác định rõ trách nhiệm đối với việc đào tạo CBCCVC là trách nhiệm chung của lãnh đạo Ban, của phòng Tổ chức. Lãnh đạo Ban cần làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, chủ động xác định nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo, lựa chọn đối tượng đào tạo, phương án đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công việc tại Ban.
Về nhu cầu đào tạo:
Lãnh đạo Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc cần đánh giá một cách có hệ thống những nhu cầu về đào tạo dựa trên yếu tố: Kế hoạch và chiến lược phát triển cũng như yêu cầu công việc tại Ban QLDA; Khả năng, năng lực làm việc của CBCCVC; Sự phát triển của khoa học công nghê; Nhu cầu phát triển
nghề nghiệp của CBCCVC trong Ban.
Về mục tiêu đào tạo:
- Trang bị cho CBCCVC những kiến thức phục vụ trực tiếp cho công việc đảm nhiệm hiện tại để nâng cao hiệu quả năng suất làm việc.
- Trang bị cho CBCCVC nắm bắt các kiến thức cơ bản về khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại áp dụng trong quản lý dự án.
- Đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCCVC có năng lực thực sự để bổ sung thay thế các vị trí quan trọng khi cần thiết. Bảo đảm cho họ có sự thay đổi, thích ứng được với những vị tri công việc với yêu cầu chuyên môn cao hơn.
- Tạo động lực cho CBCCVC thăng tiến về nghề nghiệp, đảm bảo cho họ làm việc với năng suất cao hơn, đạt được những thành tích tốt hơn
Về lựa chọn đối tượng đào tạo:
Sau khi nhu cầu đào tạo được xác định, lãnh đạo Ban cần xem xét bố trí công việc để sắp xếp thời gian cho cán bộ đi học đào tạo. Căn cứ vào trinh độ chuyên môn nghiệp vụ hiện tại của mỗi cán bộ để xác định khóa học đào tạo cần thiết.
Về phương án đào tạo:
Hiện nay cỏ rất nhiều phương án đào tạo khác nhau và từng bộ phận phòng Ban cũng có những yêu cầu đào tạo khác nhau. Chính vì vậy mà Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc cần đưa ra các phương án đào tạo phù hợp với từng bộ phận cụ thể. Tránh việc đào tạo sai nhiệm vụ chuyên môn của CBCCVC, gây kém hiệu quả công việc, tốn kém chi phí tiền bạc và thời gian đào tạo.
Thứ hai, lãnh đạo Ban có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách và thủ tục cần thiết để triển khai chương trình đào tạo, kiểm soát để đảm bảo CBCCVC tuân thủ theo chương trình đào tạo và cam kết thực hiện chương trình. Xây dựng chính sách sử dụng, đãi ngộ nhằm khuyến khích
CBCCVC tham gia đào tạo
Thứ ba, gắn liền kiến thức đào tạo với thực tế công việc của CBCCVC Công tác đào tạo phải bám sát với thực tế công việc nhằm đảm bảo cho CBCCVC có thể vận dụng được những kiến thức đã học sau khi hoàn thành khóa học. Tuy nhiên, do môi trường làm việc có thể không củng cố những điều được học. Bản thân người học cũng chưa hiểu hết việc vận dụng những kỹ năng và kiến thức vào công việc như thế nào. Do đó, trong bất kỳ các chương trình đào tạo nào, việc đào tạo phải bám sát 6 nguyên tắc đó là:
o Khi bắt đầu đào tạo phải cung cấp cho học viên kiến thức chung về các vấn đề sẽ học.
o Sử dụng nhiều ví dụ để minh họa khi cung cấp cho học viên các tư liệu, kiến thức mới.
o Cố gắng tối đa để các tình huống trong đào tạo giống với thực tế . o Học viên tiếp thu kiến thức bằng thực hành sẽ mau nhớ, lâu quên. o Để đạt được các kết quả tốt, học viên cần phải tham gia tích cực, chủ động vào quá trình đào tạo. Công ty thường xuyên nên tham gia vào các cuộc hội thảo, thảo luận nhóm, trình bày trước các học viên khác ý kiến của mình, các cuộc thi giữa các nhóm…để thu hút học viên tham dự.
Thứ tư, tiến hành đánh giá hiệu quả đào tạo
Việc tiến hành đánh giá hiệu quả đào tạo tại Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc cần thực hiện các bước như sau:
o Thu thập thông tin phản hồi thông qua các bảng hỏi, các phiếu điều tra hoặc trực tiếp phỏng vấn.
o Phỏng vấn, sát hạch những kiến thức, kỹ năng mà học viên đã được học để xem họ áp dụng vào thực tế như thế nào.
o Tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, cấp trên trực tiếp của những người mới được đào tạo về những tiến bộ, những hạn chế còn tồn tại của họ
sau quá trình đào tạo.
o Tiến hành so sánh những người được đào tạo và chưa qua đào tạo để thấy được sự chênh lệch.
Thứ năm, lãnh đạo Ban chủ động cử cán bộ chủ chốt đi học các lớp cao cấp LLCT, QLNNN, thường xuyên tổ chức các lớp Trung cấp LLCT, các lớp ngoại ngữ, tin học nâng cao…
Thứ hai, về công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:
Nhằm thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCCVC, lãnh đạo Ban cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: Thực hiện chuẩn hóa theo chức danh, tiếp tục đào tạo một cách toàn diện về trình độ LLCT, chuyên môn, trình độ quản lý…
Thứ hai, đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ: Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên ngành, đồng thời tập trung đào tạo để nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học và năng lực thực hiễn.
Đối với cán bộ phòng Kế hoạch, do chức năng của phòng là làm công tác quản lý đấu thầu, quản lý nguồn vốn, vì vậy phương án tốt nhất là cử họ đi học các lớp về đấu thầu, đầu tư, quản lý đầu tư.
Đối với cán bộ phòng GPMB, do thường xuyên liên quan đến các chính sách, chế đù đền bù, giải tỏa, tái định cư, thu hồi đất… phục vụ cho công tác triển khai dự án, nên phương án tốt nhất là mời các chuyên gia trong ngành về đào tạo, tư vấn cho họ
Đối với cán bộ các phòng Quản lý dự án, do thường xuyên tiếp xúc đến kỹ thuật, công nghệ, các tiêu chuẩn kỹ thuật nên phương án tốt nhất là kết hợp cử cán bộ đi học và mời chuyên gia về đào tạo. Việc cử đi học sẽ giúp cán bộ nắm bắt lý thuyết, còn việc mời chuyên gia đào tạo sẽ giúp cho họ biết cách áp dụng linh hoạt vào trong thực tế.
Thứ ba, lãnh đạo Ban chỉ đạo bộ phận Công đoàn và Đoàn thanh niên tổ chức các cuộc thi trong nội bộ cơ quan, qua đó động viên, cổ vũ phong trào tự học, tinh thần tự nghiên cứu và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong đội ngũ CBCCVC.