- Trên đại học 121
PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2013-
3.1.1. Phương hướng nâng cao CLNNL Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc
QLCDA ĐTNĐ PHÍA BẮC
3.1.1. Phương hướng nâng cao CLNNL Ban QLCDAĐTNĐ phía Bắc ĐTNĐ phía Bắc
Một là, nâng cao CLNNL Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc là nhân tố quyết định trong việc thực hiện mục tiêu phát triển ngành GTVT ĐTNĐ theo chiến lược phát triển ngành GTVT Việt Nam
Trong những năm qua, bộ máy và cơ chế quản lý kinh tế đã được Chính phủ cải cách mạnh mẽ nhằm xỏa bỏ những tồn tại hạn chế của mô hình cũ cho phù hợp với thực tế của Đất nước cũng như tiến tới các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế mà các nước trên thế giới đang áp dụng. Trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ, Bộ GTVT đã có những điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020, đó là đổi mới chính sách phát triển vận tải bao gồm sự khuyến khích của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải. Các doanh nghiệp Nhà nước chỉ giữ thị phần khoảng 10-15% để đảm bảo vai trò chủ đạo. Xây dựng pháp luật cụ thể như một số luật trong ngành như Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp... nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động vận tải.
và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương và đa phương. Đặc biệt là chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mai thế giới (WTO), tham gia vào Khu vực thương mại mậu dịch tự do (AFTA)... Quá trình hội nhập đó vừa tạo cơ hội, vừa là thách thức dến cơ chế quản lý ngành GTVT nói chung, trong đó có GTVT đường thủy nói riêng, cụ thể là:
- WTO không phân biệt đối xử với phương tiện thủy nội địa; Tự do vận tải thủy nội địa; Minh bạch hóa về chính sách đầu tư, phát triển GTVT ĐTNĐ có yếu tố nước ngoài; Ngoài ra, với vận tải thủy nội địa, Nhà nước Việt nam cho phép thành lập liên doanh vốn nước ngoài kể từ khi gia nhập WTO.
- Bên cạnh những hiệu quả tích cực đó, sự hội nhập quốc tế cũng tạo ra những áp lực buộc ngành giao thông ĐTNĐ phải có những hoàn thiện về cơ chế quản lý, thể chế và đào tạo NNL. Tuy nhiên, có thể thấy nguồn ngân sách hàng năm Nhà nước đầu tư cho ngành ĐTNĐ chỉ chiếm 2% tổng số đầu tư cơ sở hạ tầng GTVT nói chung, trong khi sản lượng vận tải thuỷ nội địa vẫn duy trì ở mức từ 25-30% tổng sản lượng vận tải. Các tuyến sông, kênh tuy đã được đưa vào quản lý khai thác nhưng chủ yếu vẫn là tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có nên hiệu quả khai thác không cao... GTVT thủy giới hạn ở từng vùng mà chưa có sự lưu thông giữa các vùng. Về cảng, bến thuỷ nội địa có thể nhận thấy sự phát triển manh mún, tản mạn, phát triển tuỳ tiện không có quy hoạch tổng thể, công nghệ bốc xếp thô sơ, không có khả năng tiếp nhận phương tiện cỡ lớn, năng lực thông qua cảng thấp dưới 100 ngàn tấn/năm. Đội tàu vận chuyển số lượng lớn nhưng có trọng tải, công suất nhỏ, tầm hoạt động hạn chế, không tạo được năng suất vận tải cao, hiệu quả kinh tế thấp. Tuổi đời phương tiện cao, già cỗi, lạc hậu, chất lượng kém, khả năng an toàn thấp, nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn trên ĐTNĐ rất cao. Trước những khó khăn đó, nếu không cẩn trọng, gấp rút thì vận tải ĐTNĐ Việt Nam sẽ thua trên sân nhà. Đối với công tác đào tạo phát triển NNL, do ngành giao
thông ĐTNĐ chưa được Nhà nước quan tâm đầu tư tương xứng với tiềm năng vốn có nên số lượng và chất lượng NNL chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, phương hướng đặt ra là cần có những cơ chế, chính sách, những ưu đãi, quan tâm hơn nữa nhằm phát triển dài hạn, mang tính kế thừa, chủ động nắm vững khoa học công nghệ tiên tiến, đối với NNL ngành giao thông ĐTNĐ trong thời gian sắp tới.
Hai là, xây dựng đội ngũ CBCCVC Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyển dụng với đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách và sự tự rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực
Phát triển NNL đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, với đầy đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức chinh trị đáp ứng yêu cầu phát triển Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc trong nên kinh tế thị trường theo định hưỡng xã hội chủ nghĩa cần có sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ nhiều khâu khác nhau trong công tác quản trị, cụ thể là:
Thứ nhất, phát triển NNL Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa công tác tuyển dụng với bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn.
Đây là bước quan trọng, bởi nó quyết định xuyên suốt đến CLNNL tổng thể của Ban. Việc tuyển dụng sẽ lựa chọn và sàng lọc các ứng viên có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp, kết hợp chặt chẽ với việc xác định, nắm bắt nhu cầu đào tạo để xác định mục tiêu đào tạo. Với mỗi loại nhu cầu đào tạo khác nhau, sẽ có những mục tiêu đào tạo tương ứng, tạo sự hiệu quả tránh đào tạo nhiều lân gây lãng phí kinh phí đào tạo. Cụ thể lãnh đạo Ban cần trang bị cho CBCCVC khối lượng kiến thức chuyên môn (tư vấn giám sát, tư vấn đấu thầu, quản lý dự án, nghiệp vụ tài chính…) tùy theo nhu cầu đào tạo và tình hình thực tế công việc, trau dồi nâng cao khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ.
Thứ hai, phát triển NNL trên cơ sở thực hiện tốt các chế độ, chinh sách cho CBCCVC
Việc quan tâm, duy trì và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cho CBCCVC sẽ góp phần tạo sự yên tâm và động lực công việc cho người lao động, tạo dựng niềm tin của họ đối với tổ chức. Do vậy, cần có sự quan tâm, khuyến khích chỉ đạo từ phía lãnh đạo cơ quan thông qua các hoạt động thi đua khen thưởng, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Ngoài ra, cần phát huy hơn nữa vai trò của các hoạt động đoàn thể như Đoàn thanh niên, hội phụ nữ trong việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho CBCCVC.
Thứ ba, phát triển NNL trên cơ sở khuyến khích CBCCVC tự rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tự trau dồi học hỏi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Việc khuyến khích CBCCVC tự rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tự trau dồi, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển Nhân lực tại Ban. Phát huy tinh thần tự chủ, nâng cao khả năng sáng tạo, từng bước tháo gỡ khó khăn trong công việc đòi hỏi CBCCVC phải có những kinh nghiệm nhất định. Muốn làm được điều đó, ngoài những kiến thức đào tạo về chuyên môn, CBCCVC phải luôn xác định tư duy không ngừng tự học, bởi những kinh nghiệm thực tế qua công việc mới chính là những bài học quý báu giúp CBCCVC trưởng thành hơn, từ đó phát huy khả năng sáng tạo trong công việc.
Ba là, xây dựng đội ngũ CBCCVC Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc có đủ sức khỏe, hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc
Về đảm bảo chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phương hướng, quan điểm của lãnh đạo Ban là thường xuyên mua đủ bảo hiểm y tế và nộp đủ tiền bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố theo quy định bắt buộc của nhà nước. Tạo điều kiện giải quyết kịp thời các chế độ và đảm bảo quyền lợi cho toàn bộ CBCCVC trong toàn Ban khi ốm đau, thai sản, nghỉ
hưu, chuyển công tác… Việc khám sức khỏe định kỳ cho CBCCVC được Ban duy trì thực hiện thường xuyên. 100% CBCCVC tham gia khám sức khỏe và có kết quả sức khỏe tốt.