Việc đánh giá đối với CBCCVC được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp đánh giá được trình bày là những phương pháp được sử dung chung, phổ biến trong nhiều cơ quan, đơn vị kể cả tổ chức không phải của Nhà nước. Các phương pháp đánh giá có thể bao gồm như sau:
- Phương pháp căn cứ vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch - Phương pháp xếp hạng
- Phương pháp biểu đồ, đồ thị
- Phương pháp đánh giá qua những công việc chủ yếu - Phương pháp đánh giá thông qua điền vào mẫu có sẵn
- Phương pháp đánh giá căn cứ vào hành vi ứng xử của CBCCVC - Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp bình bầu
- Phương pháp đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm làm việc
Các phương pháp đánh giá trên thường cần được kết hợp với nhau và trong từng điều kiện cụ thể để áp dụng phương pháp cụ thể.
- Phương pháp căn cứ vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch
Đây là phương pháp cụ thể nhất, dễ áp dụng nhất nhưng cũng là phương pháp khó nhất đối với các cơ quan hành chính Nhà nước khi hàng năm CBCCVC không có những mục tiêu, chương trình, kế hoạch cụ thể được xác định trước cho các hoạt động của mình.
Nếu mỗi CBCCVC có được những chỉ tiêu công việc cụ thể , rõ ràng hàng năm, được lãnh đạo, các nhà quản lý chấp nhận và cam kết tạo điều kiện để CBCCVC thực hiện thì việc đánh giá sẽ đạt được hiệu quả cao.
Phương pháp khá đơn giản và chú trọng vào số lượng thống kê. Vấn đề chính là ở giai đoạn thiết lập các chỉ tiêu cụ thể và hợp lý, không thể quá thấp làm CBCCVC không cần cố gắng và ngược lại cũng không thể áp đặt tiêu chí quá cao. Ngoài ra đối với những công việc thiên về chất lượng, các chỉ tiêu đề ra không thể chạy theo con số thành tích mà cần đề ra những mục tiêu phát triển cá nhân cụ thể.
Áp dụng phương pháp đánh giá này sẽ thấy được tại sao chỉ tiêu đề ra cho CBCCVC không đạt được. Trách nhiệm đó thuộc về ai, CBCCVC hay các nhà lãnh đạo quản lý. Các nhà lãnh đạo quản lý không thực hiện đúng
cam kết đã đề ra hay CBCCVC không thực hiện các chỉ tiêu của mình đăng ký và lỗi thuộc về CBCCVC. Đây là vấn đề quan trọng mà từ trước đến nay các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ít quan tâm.
- Phương pháp xếp hạng
Đây là phương pháp đơn giản nhất nhưng lại mang tính định tính và so sánh. Dựa vào một số tiêu chí để thực hiện việc xếp hạng. Cụ thể, một số yếu tố sau thường được quan tâm trước hết là tinh thần trách nhiệm, tính chuyên cần, đảm bảo ngày công tối thiểu, sự cẩn thận, tính chính xác, sự phối hợp và tuân thủ quy trình vận hành, tính ngăn nắp, sáng kiến, óc phán đoán, hiệu suất lao động và ý thức tiết kiệm.
Theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương phương pháp đánh giá xếp hạng CBCCVC chuyên môn, nghiệp vụ cần chú ý đến các tiêu chí sau:
- Thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao (kết quả thực hiện về khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc).
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (nhận thức, tư tưởng chính trị, chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần học tập nâng cao trình độ. Giữ gìn đạo đức lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác, tính trung thực, khách quan trong công tác, tác phong, quan hệ phối hợp công tác, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân).
Tất cả đều được ấn định cụ thể để cho điểm từ thấp đến cao, hoặc theo các mức xuất sắc, tốt, trung bình, kèm hoặc cho điểm từ 0 đến 100.
Có hai phương pháp xếp hạng: Phương pháp xếp hạng luân phiên và phương pháp xếp hạng bằng cách so sánh từng cặp.
- Phương pháp biểu đồ đồ thị
Về nguyên tắc, phương pháp này giống như phương pháp xếp hạng, nhưng sử dụng biểu đồ đồ thị để thể hiện thứ hạng. Cách thức này có thể sử
dụng để so sánh các CBCCVC với nhau một cách trực quan hơn (bằng biểu đồ). Biểu đồ có thể được vẽ cho từng tháng, quý, sáu tháng hay một năm. Nhìn vào biểu đồ CBCCVC có thể biết được họ được đánh giá như thế nào, ở cấp nào và sự thay đổi điểm đánh giá ra sao.
Hình 1.1: Biểu đồ đánh giá CBCCVC Chỉ số đánh giá theo CBCCVC 3 4 1 2 Thời gian
(Nguồn: Phòng TCHC- Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc) - Phương pháp đánh giá qua những công việc chủ yếu
Nhà quản lý NNL thường không có đủ thời gian, nguồn lực để đánh giá tất cả các hoạt động của CBCCVC, do đó thường lựa chọn việc đánh giá những hoạt động quan trọng, những hoạt động mang “tính sự vụ nhỏ” có thể bỏ qua.
Phương pháp đánh giá này thường tập trung vào những hoạt động (sự kiện) gây phản ứng nhất đối với tổ chức. Đánh giá trong những trường hợp đó nhằm nhanh chóng chỉ ra nguyên nhân và trách nhiệm của từng thành viên có liên quan.
- Phương pháp đánh giá thông qua điền vào mẫu có sẵn
quan trọng. Cả người bị đánh giá và cán bộ quản lý NNL của đơn vị đều phải điền vào mẫu đó. Từng nội dung đều được hai bên ghi ý kiến và các ý kiến đó lại được chuyển lên cấp quản lý cao hơn hoặc lưu trong hồ sơ. Thông thường để mất ít thời gian, các nhà quản lý NNL thiết kế các yêu cầu tự đánh giá để các bên liên quan điền vào theo ý kiến riêng của mình. Thông qua đó, các nhà quản lý có được ý kiến đầy đủ hơn về một sự kiện muốn đánh giá.
- Phương pháp đánh giá căn cứ vào hành vi ứng xử của CBCCVC
Hoạt động của CBCCVC thường thể hiện thông qua những hành vi nhất định đối với công dân, khách hàng của các cơ quan Nhà nước. Đánh giá dựa vào hành vi là sự kết hợp các phương pháp đánh giá đã nêu trên.
Phương pháp đánh giá dựa vào hành vi ứng xử của công chức đòi hỏi phải xem xét tất cả các hoạt động của công chức, viên chức trong từng giai đoạn cụ thể (liệt kê). Trên cơ sở đó phân loại các hoạt động theo nhóm. Số lượng nhóm tùy thuộc vào nội dung hoạt động và quy mô tổ chức. Xác định những hành vi chuẩn mực và các cấp độ khác nhau để cho điểm, đối chiếu hành vi của công chức, viên chức theo nhóm đó và cho điểm.
Phương pháp này mất nhiều thời gian vì phải thực hiện thống kê hoạt động cũng như xây dựng chuẩn mực hành vi.
- Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp trao đổi trực tiếp giữa người đánh giá và người bị đánh giá một cách công khai, bình đẳng và có sự phản hồi qua lại.
Phương pháp đánh giá này giúp cho nhà quản lý hiểu được cụ thể hơn những vấn đề mang tính nhạy cảm của công chức, viên chức mà mình quản lý, thấy rõ hơn những vấn đề mang tính nhạy cảm của công chức, viên chức mà mình quản lý, thấy rõ hơn những mong muốn của họ và cũng là dịp để họ bày tỏ quan điểm, mong muốn của họ đối với CBCCVC.
Phỏng vấn cần tạo ra không khí cởi mở, bình đẳng và thân thiện; không áp đt những ý kiến mang tính chủ quan khi đánh giá. Mặt khác cả hai bên đều phải chuẩn bị thông tin cho đánh giá. Thiếu sự hợp tác của một trong hai bên đều không đem lại hiệu quả.
- Phương pháp bình bầu
Đầy là phương pháp phổ biến hiện nay của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và ít đem lại tính khuyến khích đối với CBCCVC. Thông thường các bên đánh giá đều thiên về tập thể, ai cũng có thể giống nhau. Lao động tiên tiến, lao động giỏi trở thành phổ biến.
Phương pháp bình bầu cần kết hợp chặt chẽ với việc cho điểm và hệ thống các tiêu chí đánh giá.
-Phương pháp đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm làm việc
Phương pháp này tập trung đánh giá, phân tích kỹ năng làm việc của CBCCVC qua các tiêu chí về tính nhạy bén, linh hoạt khi xử lý công việc, tính phối hợp công việc cũng như khả năng áp dụng khoa học công nghệ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoải ra kinh nghiệm làm việc cũng là một tiêu chí quan trọng cần được đánh giá. Nâng cao kinh nghiệm được thể hiện qua việc tích lũy thực tế trải nghiệm, qua học hỏi đồng nghiệp cũng như trau dồi những kiến thức chuyên môn liên quan bổ sung cho công việc.