- Trên đại học 121
6 tháng đầu năm
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng CLNNL Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng CLNNL Ban QLCDAĐTNĐ phía Bắc ĐTNĐ phía Bắc
2.2.3.1. Những nhân tố khách quan
Xét về góc độ các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến CLNNL Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc có thế thấy các yếu tố như sau: Chính sách phát triển ngành của Chính phủ, cơ sở đào tạo và chất lượng nhân lực, chính sách tuyển dụng và sử dụng nhân lực trong các cơ quan Nhà nước.
Một là, chính sách phát triển ngành của Chính phủ:
GTVT là một ngành lớn đóng góp không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hôi của đất nước. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho các dự án đường bộ, đường sắt, và ĐTNĐ chưa có sự cân đối đồng bộ. Trong khi các dự án đường bộ được Chính phủ đặc biệt quan tâm với tổng số vốn đầu tư rất lớn, thì giao thông ĐTNĐ hiện chưa được phát triển, khai thác tương xứng với tiềm năng, cụ thể là: Đầu tư cho vận tải ĐTNĐ hiện chỉ chiếm 3% tổng số vốn đầu tư cho GTVT; trong khi đó, các tuyến ĐTNĐ có thể đảm đương tới 30% khối lượng hàng hóa vận chuyển toàn ngành với những ưu điểm vượt trội như mức độ ô nhiễm môi trường, chi phí duy tu bảo dưỡng thấp. Ngoài ra, các dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng ĐTNĐ bằng nguồn vốn vay ODA chưa nhiều, có thể nói đến các dự án lớn gần đây như dự án “Nâng cấp hai tuyến đường
thuỷ phía Nam và cảng Cần Thơ”, dự án “Giao thông thuỷ sông Hồng” và lớn nhất là dự án “ Phát triển giao thông khu vực đồng bằng Bắc Bộ” hay còn gọi là dự án WB6. Mặc dù đã có sự tham gia của khu vực tư nhân trong vận tải đường thuỷ, nhưng do nguồn tài chính còn hạn chế, chưa tập trung nên việc đầu tư mang tính nhỏ lẻ, không đồng bộ. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí phục vụ hoạt động duy tu, bảo dưỡng còn thiếu và không phù hợp với các quy định đối với giao thông thủy. Vì vậy, trên từng tuyến chỉ bảo đảm 60% tấn suất phương tiện vận tải đi qua. Về phía các địa phương, đều đã xây dựng quy hoạch giao thông và quan tâm đầu tư cho giao thông đường thủy; tuy nhiên, những quy hoạch này đều chưa mang tính tổng thể, thiếu sự liên kết giữa các ngành vận tải, giữa giao thông đường thuỷ và thuỷ lợi nên hiệu quả đầu tư mang lại chưa cao.
Hai là, cơ sở đào tạo và chất lượng nhân lực:
Hiện nay ở Việt Nam, có một số trường đào tạo chính quy NNL chuyên ngành Công trình thủy, xây dựng Cảng đường thủy, kinh tế vận tải thủy… như Đại học hàng hải, Đại học Xây dựng, Đại học GTVT và một số trường trung cấp, cao đẳng trực thuộc CĐTNĐVN. Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển sinh ngành hàng năm phân bổ cho các cở sở đào tạo này chỉ chiếm một phần nhỏ so với các chuyên ngành khác thuộc ngành GTVT. Từ đó có thể thấy, sự quan tâm của xã hội đối với ngành còn thấp, dẫn tới số lượng kỹ sư, công nhân kỹ thuật ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu NNL. Mặt khác, các chuyên gia đường thủy với năng lực chuyên môn giỏi, kinh nghiệm làm việc thực tiễn lâu năm không có nhiều. Tất cả những yếu tố đó cũng đã một phần ảnh hưởng đến CLNNL Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc.
Ba là, chính sách tuyển dụng và sử dụng nhân lực trong các cơ quan Nhà nước:
ĐTNĐ phía Bắc về cơ bản vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức thi tuyển công khai vẫn chưa được thực hiện rộng rãi. Công tác tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại Ban chủ yếu dưa trên sự giới thiệu, đề xuất, căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sử dụng NNL cho phù hợp. Mặt bằng nhân lực là những cán bộ với tuổi đời tương đối trẻ, kết hợp với những cán bộ đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc. Số cán bộ nắm giữ các vị trí chủ chốt đều đang là các kỹ sư tốt nghiệp đúng chuyên ngành đường thủy.
2.2.3.2. Những nhân tố chủ quan
Một là, sự nghiêm túc và chuẩn mực trong khâu tuyển dụng CBCCVC
Công tác tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ vào làm việc tại Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc đều được thực hiện nghiêm túc, theo đúng các quy định về luật công chức, viên chức của Nhà nước. Tổng giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng tuyển dụng nhân lực. Cho đến thời điểm hiện tại, CLNNL tại Ban vẫn được đảm bảo với sự cấn đối giữa các cán bộ chuyên môn và cán bộ hỗ trợ. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, Ban cần tăng cường khâu tuyển dụng công khai nhằm thu hút, sàng lọc NNL có chất lượng về làm việc, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn.
Hai là, công tác ĐTBD CBCCVC
Công tác ĐTBD kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho CBCCVC cũng được lãnh đạo Ban hết sức quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn của Ban chính là nguồn kinh phí dào tạo trong khi nhu cầu được học tập nâng cao trình độ là rất lớn. Do đó, cần có sự cân nhắc và quyết định phê duyệt từ phía lãnh đạo Ban. Bên cạnh đó, Ban cũng khuyến khích CBCCVC nâng cao tinh thần tự học, tư tìm hiểu qua công việc.
Ba là, quan điểm bố trí, sử dụng đội ngũ CBCCVC
độ chuyên môn được đào tạo. Ngoải ra căn cứ vào khối lượng công việc và số lượng nhân sự của các phòng để sắp xếp cho phù hợp. Cấp dưới có quyền đề xuất lên lãnh đạo Ban xin bổ sung nhân sự khi cần thiết. Về phía lãnh đạo Ban sẽ xem xét hồ sơ năng lực nhân sự bổ sung để có quyết định phù hợp.
Bốn là, chế độ thù lao và đãi ngộ đối với CBCCVC
Các chế độ liên quan đến quyền lợi người lao động bao gồm tiền lương, phụ cấp, công tác phí, đóng bảo hiểm xã hội. Đối với Ban QLDA, sẽ căn cứ dựa trên tình hình nguồn kinh phí điều hành Ban hàng năm để chi trả cho người lao động. Về cơ bản, mọi chế độ áp dụng đối với CBCCVC đều theo quy định hướng dẫn của Nhà nước. Riêng đối với tiền lương, Ban QLDA có thêm hệ số dự án. Theo quy định, hệ số dự án CBCCVC làm việc tại Ban được hưởng tối đa là 2,7. Hệ số này có thể thay đổi tùy theo thời điểm thực hiện dự án. Đây cũng là vấn đề khó khăn đối với Ban, khi cuối dự án quỹ lương giảm, dẫn tới ảnh hưởng đến thu nhập của CBCCVC.
Năm là, phương pháp phân tích, đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc của CBCCVC
Hiện tại, công tác đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc CBCCVC chưa được Ban thực hiện chặt chẽ và sâu sát. Mới từng bước xây dựng cơ bản bản mô tả công việc, tổng hợp trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của mỗi CBCCVC. Trên cơ sở đó, thực hiện giao nhiệm vụ và trách nhiệm công việc cho từng cán bộ. Hiệu quả công việc qua từng năm được đánh giá trên cơ sở tiến độ của dự án, chất lượng thi công công trình, cũng như các kỹ năng quản lý dự án.
Sáu là, môi trường công tác phát huy năng lực CBCCVC
Môi trường công tác chính là động lực để CBCCVC phát huy khả năng của mình cống hiến cho đơn vị và tổ chức. Tại Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc, môi trường làm việc được xây dựng trên cơ sở quan hệ hợp tác, phối hợp giữa
các cá nhân, với mục tiêu hoàn thành công việc đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất. Những cán bộ có năng lực đều được tạo điều kiện phát huy khả năng và được lãnh đạo Ban ghi nhận. Ngoài ra, các hoạt động nhằm nâng cao đời sống tinh thần, tạo bầu không khí dân chủ, phấn khởi, tôn trọng lẫn nhau giữa CBCCVC là một phần không thể thiếu nhằm xây dựng môi trường công tác thân thiện, văn minh, văn hóa trong cơ quan, đơn vị.