- Trên đại học 121
6 tháng đầu năm
2.2.3.3. Các biện pháp, chính sách Quản trị nhân lực Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc đã và đang thực hiện để nâng cao CLNNL
ĐTNĐ phía Bắc đã và đang thực hiện để nâng cao CLNNL
Thứ nhất, tuyển dụng
Hiện nay số lượng chuyên viên tốt nghiệp và làm việc đúng chuyên ngành đường thủy tại Ban còn hạn chế. Một số tốt nghiệp ngành cầu đường, kinh tế xây dựng, kinh tế thủy lợi. Trước yêu cầu công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao, việc bổ sung NNL với chuyên môn phù hợp được xem là một việc làm cần thiết, từng bước xây dựng, kiện toàn bộ máy làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp. Tại các phòng QLDA, luôn có nhu cầu bổ sung nhân lực do khối lượng công việc lớn, tiến độ hoàn thành gấp gáp. Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo Ban đã chủ động đưa ra một số biện pháp như sau:
+ Thực hiện việc điều chỉnh nhân sự bao gồm điều động một số cán bộ chuyên viên có năng lực sang các phòng QLDA nhận nhiêm vụ mới. Điều này sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận công việc của CBCCVC theo hướng đa dạng hóa. Trong một số trường hợp đặc thù, có thể hỗ trợ do đã có khoảng thời gian tìm hiểu và làm quen với mảng công việc mới.
+ Thực hiện bổ sung nhân sự có chuyên môn liên quan vững vàng, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các đơn vị tư vấn thiết kế do họ có khả năng làm quen, đáp ứng được ngay yêu cầu công việc. Ngoải ra, Trưởng phòng có thể giới thiệu, đề xuất ứng viên với chuyên môn phù hợp và phải chịu trách nhiệm về đề xuất đó.
Thứ hai, đào tạo
Về công tác đào tạo và nâng cao kiến thức chuyên môn cho CBCCVC, lãnh đạo Ban cũng hết sức quan tâm, tuy nhiên công tác này còn tùy thuộc vào nguồn kinh phí đào tạo và sự hỗ trợ từ phía cơ quan cấp trên. Do có sự hạn chế đó, lãnh đạo Ban đã chủ động đưa ra một số biện pháp như sau:
+ Lựa chọn những cán bộ tham gia các khóa học chuyên môn liên quan, với mục tiêu sau khóa học có thể áp dụng những kiến thức vào trong thực tiễn công việc. Có thể liệt kê một số khóa học như sau: Khóa học nâng cao nghiệp vụ quản lý văn thư lưu trữ, nghiệp vụ đấu thầu, giám đốc quản lý dự án, an toàn môi trường, tham vấn cộng đồng tham gia thực hiện dự án, giải phóng mặt bằng.... Ngoài ra, một số khóa học được tổ chức bởi nhà Tài trợ hoặc đơn vị chủ quán cũng được Ban tận dụng cử các cán bộ tham gia củng cố và mở rộng kiến thức.
+ Lãnh đạo Ban và một số chuyên viên có thâm niên, có năng lực phối hợp với phòng Tổ chức Hành Chính (TCHC) chủ động lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo cho toàn thể CBCCVC trong toàn Ban. Đây là một biện pháp khá hiệu quả, do tận dụng được nhân lực tại Ban, tiết kiệm chi phí đào tạo. Khóa học sẽ chủ yếu tập trung cung cấp những kiến thức cơ bản liên quan đến giới thiệu dự án, giới thiệu ngành, quy trình, thủ tục quản lý dư án đầu tư xây dựng, quy trình đấu thầu trong và ngoài nước và một số các vấn đề cơ bản khác.
Về đào tạo bổ túc trình độ ngoại ngữ cho CBCCVC: Trong thời gian qua, do có nhiều công việc phải làm nên Ban chưa thực sự quan tâm. Một mặt, do kinh phí đào tạo hạn hẹp nên lãnh đạo Ban cũng khuyến khích CBCCVC tự tham gia các khóa học ngoại ngữ bên ngoài. Đầy là điều Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc chưa làm được và cần nhìn nhận để rút kinh nghiệm.
Về đào tạo trình độ LLCT, công tác Đảng, QLNN: 100% Đảng viên đều có trình độ LLCT từ trung cấp trở lên, đáp ứng yêu cầu mục tiêu chính trị của ngành. Các cán bộ chuyên viên thuộc diện cảm tình Đảng đều được lãnh đạo Ban tạo điều kiện cho tham giá các lớp bồi dưỡng Đảng trước khi chính thức kết nạp.
Thứ ba, môi trường làm việc
Môi trường làm việc Tại Ban QLCDA ĐTNĐ phía Bắc được lãnh đạo Ban quán triệt xây dựng trên nền tảng phối hợp làm việc giữa các phòng Ban, phát huy tốt nhất năng lực, sở trường của từng cán bộ, chuyên viên. Nội dung cụ thể như sau:
+ Mỗi cán bộ chuyên viên đều được bố trí làm việc tại các phòng phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn. Đây là khâu quan trọng nhằm phát huy tối đa năng lực thực sự của mỗi người, đồng thời tạo sự thoải mái, thỏa mãn trong công việc.
+ Lãnh đạo Ban luôn theo dõi và ghi nhận sự cố gắng cũng như năng lực, trình độ chuyên môn của mỗi cá nhân thể hiện qua kết quả công việc, từ đó cân nhắc để bạt bổ nhiệm giữ chức vụ Phó phòng, Trưởng phòng, là sự ghi nhận xứng đáng và công tâm đối với CBCCVC, tạo động lực cho họ yên tâm công tác và cống hiến hết khả năng cho đơn vị.
+ Về mặt đời sống tinh thần CBCCVC: Bên cạnh các hoạt động chuyên môn trong công việc, công tác đoàn thanh niên, nữ công, sinh hoạt Đảng, cũng được lãnh đạo Ban chú trọng. Cụ thể như tổ chức các giải thi đấu thể thao phòng trào (bóng đá, cầu lông, cờ tướng, tennis) với các đơn vị nhà thầu, cơ quan cấp trên nhằm tăng cường giao lưu, học hỏi, tạo môi trường gắn kết thân thiện giữa các thành viên. Ngoài ra, CBCCVC tại Ban cũng tích cực tham gia chơi các môn thể thao như tennis, bóng đá. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục đích xây dựng môi trường làm việc thân thiện, giảm căng thẳng áp lực công việc, tăng
cường sự hiểu biết, từ đó nâng cao hiệu quả công việc.
Thứ tư, thù lao lao động
Tại Ban QLCDA ĐTNĐ phia Bắc, CBCCVC hưởng lương và phụ cấp được chi trả theo quy định tại Nghị định số 204/2005/NĐ-CP ngày 5/1/2005 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với CBCCVC . Lương cơ bản tỉ lệ thuận với thâm niên công tác nhiều năm trong ngành. CBCCVC muốn chuyển đổi ngạch lương thì phải tham gia thi tuyển. Tuy nhiên, để khuyến khích, tạo động lực cho CBCCVC phát huy khả năng sáng tạo, tận tụy với công việc, về phía lãnh đạo Ban có đưa ra một số biện pháp, cụ thể là: Nâng bậc lương trước thời hạn cho CBCCVC có thành tích xuất sắc trong công việc, có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua 3 năm liên tiếp. Ngoài ra, Ban thành lập tổ thi đua khen thưởng nhằm đánh giá năng lực, kết quả công việc của từng CBCCVC, làm cơ sở trình Tổng giám đốc ký Quyết định khen thưởng. Giá trị phần thưởng có thể bằng tiền mặt, quá có giá trị, hoặc một chuyến đi nghỉ mát…