Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CBCCVC bao gồm:
- Sự nghiêm túc và chuẩn mực trong khâu tuyển dụng CBCCVC
Tuyển dụng công chức, viên chức là khâu quan trọng quyết định tới chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức. Nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt thì sẽ tuyển được những người thực sự có năng lực, phẩm chất bổ sung cho lực lượng CBCCVC. Ngược lại, nếu việc tuyển dụng không được quan tâm đúng mức thì sẽ không lựa chọn được những người đủ năng lực và phẩm chất bổ sung cho lực lượng này.
- Công tác ĐTBD CBCCVC
ĐTBD quyết định trực tiếp tới chất lượng của công chức. Để thực hiện chiến lược xây dựng đội ngũ CBCCVC nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc, công tác ĐTBD càng trở nên cấp bách và phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
ĐTBD công chức, viên chức nhằm trang bị kiến thức đễ mỗi CBCCVC có đủ trình độ, năng lực, tự tin thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng được yêu cầu của công việc. Không phải trong suốt thời gian công tác,
CBCCVC chỉ học một lần và ngược lại cần được ĐTBD, bổ sung và cập nhật kiến thức một cách liên tục trước yêu cầu nhiệm vụ mới. ĐTBD không chỉ giới hạn ở đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, mà cần đặc biệt quan tâm tới đào tạo nâng cao kỹ năng, kỹ xảo thực hiện công việc và những kiến thức có liên quan đến công việc của công chức, viên chức, góp phần tạo nên tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ.
- Quan điểm bố trí, sử dụng đội ngũ CBCCVC
Bố trí sử dụng CBCCVC là một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý CBCCVC của các cơ quan QLNN. Trong những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều bước tiến trong việc sử dụng đội ngũ CBCCVC. Tuy nhiên, so với yêu cầu và tình hình thực tiễn hiện nay, đây vẫn là khâu còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị sử dụng công chức, viên chức cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về vấn đề này. Đặc biệt là phải nắm bắt được các chủ trương mới, hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, mặt khác, cần phải nhận thức được sự nghiệp xây dựng, phát triển Đất nước, về chủ trương chính sách và chế độ đối với CBCCVC phải luôn được đổi mới, hoàn thiện. Với đội ngũ công chức, viên chức hành chính, vấn đề đổi mới và hoàn thiện chính sách, chế độ càng đặt ra thường xuyên và cấp bách bởi đây là đội ngũ gắn liền với từng bước đi của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, gắn với quá trình CNH- HĐH và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tể của Đảng và Nhà nước ta.
- Chế độ thù lao và đãi ngộ đối với CBCCVC
Chính sách thù lao và đãi ngộ về vật chất, tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút NNL chất lượng cao đối với đơn vị và tổ chức. Căn cứ vào từng loại công chức, viên chức, vào trình độ, số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác của mỗi người mà đảm bảo các chế độ tiền lương, phụ cấp, điều kiện và phương tiện làm việc, nhà ở, … đối với công chức, viên chức.
Tiền lương của CBCCVC phải thật sự trở thành bộ phận cơ bản trong thu nhập của họ. Tiền lương phải đủ đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao đông của mỗi CBCCVC. Chính sách tiền lương đúng là việc làm không thể thiếu trong việc tạo động lực để CBCCVC làm việc. Trong đó, trả lương hợp lý là thước đo biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế của mỗi người. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích CBCCVC làm việc với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
- Phương pháp phân tích, đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc của CBCCVC
Phân tích công việc là quá trình thu thập thông tin và phân tích đánh giá về công việc của CBCCVC trong các cơ quan quản lý Nhà nước. Kết quả phân tích công việc là xây dựng được bản mô tả công việc, bảng tiêu chuẩn chức danh công chức đối với từng loại công việc và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện công việc của công chức, viên chức. Với vai trò như vậy, phân tích công việc là cơ sở cho việc tuyển dụng công chức, viên chức và cũng là cơ sở cho việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của công chức, viên chức, giúp cho việc hoạch định chính sách về đào tạo, nâng cao chất lượng công chức, viên chức, là một trong những cơ sở để xếp hạng công việc và thực hiện thù lao lao động công bằng, hợp lý.
Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không tốt việc phân tích công việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước thì sẽ là một trong những nguyên nhân không hợp lý, thiếu công bằng, mâu thuẫn nội bộ, sự phối hợp giữa các cá nhân và bộ phận trong một tổ chức không tốt, giảm sút động lực của công chức, viên chức…
Đánh giá thực hiện công việc nhằm xác định kết quả làm việc cụ thể của từng cá nhân mỗi CBCCVC trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, xác định nhu cầu ĐTBD và những vấn đề khác. Phân tích và đánh giá
thực hiện công việc còn là cơ sở cho việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng CBCCVC. Bên cạnh đó còn là cơ sở cho việc trả thù lao lao động, xếp hạng công chức và tạo động lực để CBCCVC phát triển.
- Môi trường công tác để CBCCVC phát huy sở trường, năng lực
Môi trường công tác chính là động lực để CBCCVC phát huy khả năng của mình để cống hiến cho đơn vị và tổ chức và được xây dựng thành tiêu chuẩn thể hiện sự văn minh , văn hóa trong cơ quan, đơn vị như:
o Bố trí công việc phù hợp với khả năng, trình độ của CBCCVC. Đây là khâu rất quan trọng, bởi vì công chức, viên chức có được bố trí đúng khả năng, trình độ thì họ mới có điều kiện phát huy khả năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, để nhận được thù lao xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Từ đó, tạo nên sự thoải mái trong lao động, tạo động lực cho CBCCVC hăng say làm việc và là tiền đề nảy sinh sáng tạo trong công việc.
o Đánh giá đúng, công bằng kết quả công việc được giao của CBCCVC là một việc rất quan trọng, đây là việc làm không chỉ giúp cho việc trả công lao động hợp lý, mà còn là vấn đề tạo động lực cho công chức, viên chức. Vì khi công chức, viên chức được đánh giá đúng kết quả thực hiện công việc của mình thì họ sẽ rất phấn khởi và đem hết khả năng để cống hiến cho tổ chức.
o Ngoài những vấn đề nêu trên còn phải kể đến việc tạo động lực về mặt tinh thần đối với CBCCVC. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa trong việc khơi dậy tinh thần hăng say lao động, tạo động lực để công chức làm việc. Đó là việc trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện để người có đức, có tài phát triển và phát huy hết khả năng để cống hiến cho cơ quan, đơn vị. Khuyến khích công chức, viên chức nâng cao nhiệt tình cách mạng, lòng yêu nước, yêu nghề, say mê công tác, tự rèn luyện nâng cao trình độ các mặt, giữ gìn phẩm chất đạo đức. Khen thưởng kịp thời những công chức, viên chức có thành tích xuất sắc trong công tác, trong nghiên cứu khoa học… tạo bầu không khí dân chủ, tôn
trọng, tin tưởng, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể. Từ đó, tạo môi trường thoải mái trong cơ quan, đơn vị, giảm mức độ căng thẳng trong công việc hàng ngày.