hoặc mở rộng xuất khẩu; hoặc
- Nếu tiến hành tập trung kinh tế sẽ cho kết quả là "doanh nghiệp vừa và nhỏ". và nhỏ".
Nếu như các bên tham gia tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì họ phải thông báo cho Cục Quản lý 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì họ phải thông báo cho Cục Quản lý cạnh tranh 30 ngày trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Việc tiến hành tập trung kinh té chỉ có thề được diễn ra sau khi nhận được trả lời bằng văn bản từ Cục Quản lý cạnh tranh về việc tập trung kinh tế đó không bị cấm.
Điêu này không rõ ràng đê các tô chức tín dụng có thê nhận biêt được liệu việc sáp nhập của họ có bị cẩm hay không. Trong tương lai gần sẽ có một liệu việc sáp nhập của họ có bị cẩm hay không. Trong tương lai gần sẽ có một làn sóng sáp nhập và thành lập liên doanh giữa các ngân hàng nhỏ của Việt Nam và giữa các ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài. Việc sáp nhập là cần thiết trong nhiều trường hợp để tăng sự cạnh tranh của các ngân hàng nhỏ khi ngành ngân hàng mở cửa cho đối tác nước ngoài vào.
Bên cạnh đó cần đưa ra các tiêu chí để lọc ra danh sách các khu vực mà việc sáp nhập có thể được coi là "góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến mà việc sáp nhập có thể được coi là "góp phần phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ kỹ thuật". Chẳng hạn, khu vực nông thôn ở Việt Nam không hấp dẫn các ngân hàng ở thành phố. Tình trạng này có thể dẫn đến một thực tế là trong khi các ngân hàng nông thôn cần vốn, do tỷ lệ tiết kiệm của người nông dân thấp thì các ngân hàng thành phố lại đi tìm các dự án mới để đầu tư. Việc sáp nhập hoặc liên doanh giữa một sổ ngân hàng nông thôn và ngân hàng thành phố có thể tạo ra nhiều sản phẩm ngân hàng hơn cho nông dân lựa chọn với chi phí thấp hom (mặc dù thị phần kết hợp của việc sáp nhập đỏ có thể cao hơn 50% trên thị trường liên quan). Trong trường hợp này, việc sáp nhập có thể được coi là góp phần phát triển kinh tế xã hội.
3.1.2. Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay
Trước khi Luật cạnh tranh có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, cuộc cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng đã diễn ra với chiều hướng ngày càng cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng đã diễn ra với chiều hướng ngày càng gay gắt. Cùng với quá trình thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam, sự tham gia ngày càng sâu rộng của các tổ chức tín dụng nước ngoài vào thị trường Việt Nam đã và đang tạo ra một cuộc cạnh tranh rõ ràng không cân sức giữa các tổ chức tín dụng trong nước với những tổ chức tín dụng nước ngoài vổn có nhiều điểm mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, chiến lược khách hàng, phong cách phục vụ và hệ thống dịch vụ ngân hàng hoàn hảo. Mặt khác, tình trạng bất bình đẳng và môi trường cạnh tranh không minh bạch cũng đang tồn tại ngay trong sổ các tổ chức tín dụng trong nước, cụ thể
là giữa nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước với nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần. Điều này cho thấy việc áp dụng Luật cạnh tranh vào môi thương mại cổ phần. Điều này cho thấy việc áp dụng Luật cạnh tranh vào môi trường kinh doanh nói chung ở Việt Nam đã khó nhưng thực thi Luật cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam lại càng khó hơn [57].
Vậy những vấn đề khó khăn ấy là gỉ? Xuât phát từ thực tế ta có thể nhận thấy vẩn đề này được thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu sau đây: nhận thấy vẩn đề này được thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu sau đây:
Do ảnh hưởng bởi các điều kiện lịch sử - chính trị, các tổ chức tín dựng là ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam hiện đang chiếm giữ trên dựng là ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam hiện đang chiếm giữ trên dưới 70% tổng nguồn vổn huy động và thị phần tín dụng cả nước [28] nhưng cơ bản vẫn là một hệ thống yếu kém về năng lực cạnh tranh so với các tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại trên thế giới. Việc mở cửa hội nhập với bên ngoài buộc Việt Nam phải chấp nhận xu thế cạnh tranh công bàng, bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng trong nước với nhau và giữa các tổ chức tín dụng trong nước với các tổ chức tín dụng nước ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế Nhà nước đã không hề buông xuôi đế cho "bàn tay vô hình" của thị trường tự do điều chỉnh mà bằng chứng là pháp luật hiện hành vẫn có những điều khoản thể hiện mục đích duy trì vai trò chủ đạo, chủ lực của các tổ chức tín dụng nhà nước trong thị trường dịch vụ ngân hàng. Việc thực hiện chủ trương này có thể sẽ tạo ra những rào cản nhất định đối với quá trình thực thi Luật cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng mà hệ quả là có thể sẽ làm chậm lại quá trình xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng và bình đẳng thực sự giữa các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam.
Thêm vào đó là việc không có sự thống nhất giữa Luật cạnh tranh với pháp luật ngân hàng trong cách tiếp cận vấn đề cạnh tranh. Cụ thể là: Với mục pháp luật ngân hàng trong cách tiếp cận vấn đề cạnh tranh. Cụ thể là: Với mục tiêu kiểm soát cả hai xu hướng tiêu cực trong nền kinh tế thị trường liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh, đó là xu hướng duy trì độc quyền (hay hạn chế cạnh tranh) và xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, Luật cạnh tranh năm 2004 đã dự liệu hai nhóm hành vi liên quan đến cạnh tranh cần được kiểm soát chặt chẽ, bao gồm các hành vi hạn chế cạnh tranh (được quy định tại chương II
Luật cạnh tranh) và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (được quy định tại chương ỉIỉ Luật cạnh tranh). Trong khi đó, vấn đề cạnh tranh trong lĩnh tại chương ỉIỉ Luật cạnh tranh). Trong khi đó, vấn đề cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng lại được tiếp cận bằng khái niệm cạnh tranh hợp pháp và cạnh tranh bất hợp pháp. Nói khác đi, pháp luật ngân hàng hoàn toàn không đề cập những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm thực hiện mà chỉ liệt kê một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình trong lĩnh vực ngân hàng, dưới một cách gọi khác là "hành vi cạnh tranh bất hợp pháp" Hiện tượng này tuy không thể ngăn cản việc áp dụng trực tiếp các quy định của Luật cạnh tranh về những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm (như đã phân tích ở phần trên) nhưng lại có thể tạo nguyên cớ cho một sổ tổ chức tín dụng tìm cách liên kết với nhau thông qua hình thức "độc quyền nhóm" để gây thiệt hại cho các tổ chức tín dụng khác và cho khách hàng.
Bên cạnh những vấn đề đó thì xu hướng hợp tác giừa các tổ chức tín dụng với nhau để cùng tồn tại và phát triển là không tránh khỏi. Thị trường dụng với nhau để cùng tồn tại và phát triển là không tránh khỏi. Thị trường dịch vụ ngân hàng là một loại thị trường đặc biệt, ở đó không một tổ chức tín dụng nào có thể hoạt động một cách hoàn toàn biệt lập và tách khỏi cuộc chơi chung. Vì thế, sự liên kết tự nhiên giữa các doanh nghiệp đặc thù này trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng là vấn đề có tính quy luật và dường như có thể dự báo trước. Điều này cũng đồng nghĩa với những khó khăn trong việc áp dụng các quy định của Luật cạnh tranh để quy kết và xử lý những hành vi hạn chế cạnh tranh của các ngân hàng, đặc biệt là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền của một nhóm tổ chức tín dụng nào đó để gây thiệt hại cho một số tổ chức tín dụng khác hoặc cho khách hàng tham gia thị trường dịch vụ ngân hàng. Sự liên kết theo nhóm giữa các tổ chức tín dụng hiện nay ở Việt Nam là điều có thật và sự liên kết này rất có thể trong tương lai gần sẽ trở thành xu hướng "độc quyền nhóm", nguy cơ tiềm ẩn những hành vi vi phạm Luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng mà ví dụ điển hình cho hiện tượng này chính là sự liên kết hiện nay giữa các tổ chức tín dụng là ngân hàng
thương mại nhà nước với nhau để đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt của nhóm các tổ chức tín dụng là ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài nhóm các tổ chức tín dụng là ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Ngoài ra, trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, vì mục tiêu thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng trung ương có the can thiệp vào hoạt chính sách tiền tệ quốc gia, Ngân hàng trung ương có the can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng bằng việc quy định lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu; ấn định tỉ lệ dự trữ bắt buộc; áp dụng chế độ kiểm soát đặc biệt... Những can thiệp này từ phía Ngân hàng trung ương vào hoạt động kinh doanh ngân hàng là cần thiết và chính điều đó có thể làm hạn chế một phần quyền tự do kinh doanh, trong đó bao hàm cả quyền tự do cạnh tranh của các tổ chức tín dụng. Đôi khi, sự can thiệp của cơ quan công quyền đặc biệt này còn có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho một vài tổ chức tín dụng so với các đổi thủ khác trên thị trường và điều đó dường như có ảnh hưởng không tốt đến sự vận hành bình thường của quy luật cạnh tranh. Ví dụ. khi một tổ chức tín dụng có nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản, Ngân hàng trung ương có thể can thiệp để "cứu" doanh nghiệp này bằng cách "bơm" thêm vốn cho nó thông qua cơ chế cho vay, hoặc buộc tổ chức tín dụng phải tiến hành một số cải cách mạnh mẽ, triệt để trên nhiều lĩnh vực để khôi phục dần khả năng hoạt động trên thị trường thông qua việc áp dụng chế độ kiểm soát đặc biệt [57].
Như vậy, để có thể khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên đây thì nhu cầu tất yếu khách quan được đặt ra là cần phải hoàn thiện hệ thống thì nhu cầu tất yếu khách quan được đặt ra là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, trong đó có tính đến những đặc thù trong hoạt động ngân hàng.
3.2. M Ộ T S Ò K I É N N G H ị N H Ằ M H O À N T H I Ệ N P H Á P L U Ậ T V I Ệ T N A M V Ẻ C Ạ N H T R A N H T R O N G L Ĩ N H v ự c N G Â N H À N G V Ẻ C Ạ N H T R A N H T R O N G L Ĩ N H v ự c N G Â N H À N G
Việc nhận thức rõ ràng về những khó khăn, vướng mắc của quá trình áp dụng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng để có thể tìm ra giải áp dụng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng để có thể tìm ra giải pháp, tháo gỡ là việc cần thiết phải làm trong bối cảnh Việt Nam đang từng
bước hoàn thiện hệ thống các thể chế và môi trường pháp lí cho một nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường. Xuất phát từ ý tưởng đó, tác giả đưa ra tế phát triển theo hướng thị trường. Xuất phát từ ý tưởng đó, tác giả đưa ra một số ý kiến đóng góp thiết thực trên cơ sở tham khảo các quy định về pháp luật cạnh tranh của một số quốc gia có nét tương đồng với Việt Nam (như EU, Trung Quốc, H ungary,....), cụ thể là:
3.2.1 Cải cách pháp lý để thực hiện các cam kết (BTA, AFTA, WTO)
3.2. ỉ. 1. Những vẩn đề pháp lý cốt lõi khỉ gia nhập
Liên quan tới quá trình gia nhập của Việt Nam, có bổn tiêu chí đặc biệt quan trọng được đánh giá là những vấn đề pháp lý cốt lõi nhất, đó là: (1) biệt quan trọng được đánh giá là những vấn đề pháp lý cốt lõi nhất, đó là: (1) cấp phép, (2) loại hình công ty tài chính được phép hoạt động tại Việt Nam, (3) loại hình dịch vụ tài chính được phép cung cấp tại Việt Nam, và (4) tỷ lệ vổn ngân hàng nước ngoài cỏ thể sỏ hữu tại một ngân hàng Việt Nam.