Kiến nghị với các Ban, ngành, địa phương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu trong các ngành nông lâm thủy sản tại Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa (Trang 119)

Các Ban, ngành, địa phương là cơ quan trực tiếp quyết định đầu tư các dự án sử

dụng vốn NSNN, do vậy để hoạt động chương trình MTQGQG đạt hiệu quả cao, kiến nghị với các Ban, ngành và địa phương như sau:

- Trước khi ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt dự toán, phê duyệt

kết quả đấu thầu, các bộ, ngành, địa phương phải xem xét tính hiệu quả (hiệu quả về

kinh tế, xã hội, về môi trường...) của dự án đó, phải bố trí đủ vốn cho các dự án đầu tư

khi phê duyệt. Chỉ phê duyệt những dự án đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, tính đúng, tính đủ các chi phí của dự án để tránh khi thực hiện dự án phát sinh nhiều công

việc mới và hạn chế điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án (trừ các trường hợp bất khả kháng) để tránh mất thời gian, làm chậm tiến độ của các dự án.

- Đối với công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn phải bố trí vốn tập trung, tránh

dàn trải, ưu tiên vốn cho các dự án cấp bách, dự án chuyển tiếp, dự án có tiến độ thực

hiện tốt. Kiên quyết cắt giảm vốn các dự án không hiệu quả, đình hoãn các dự án chưa

cần thiết phải khởi công. Đổi mới công tác bố trí kế hoạch vốn bằng công tác lập dự

toán vốn cho dự án cùng với lập dự toán ngân sách hàng năm và phải dự kiến vốn cho các năm tiếp theo theo tổng mức đầu tư đã phê duyệt và tiến độ triển khai thực hiện dự án đã ghi trong quyết định đầu tư. Tiến tới quản lý vốn theo dự án, không quản lý theo

- Việc phân bổ kế hoạch vốn phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo nguyên tắc các dự án đầu tư được ghi phải có quyết định đầu tư từ tháng 10 năm trước kế hoạch, nhăm đảm bảo tính khả thi của kế hoạch đầu tư. Thiếu, chậm thủ

tục đầu tư làm cho dự án không triển khai được gây ứ đọng vốn.

- Nâng cao chất lượng đấu thầu: phương thức giao thầu hiện nay trên thế

giới là đấu thầu xây dựng. Đấu thầu xây dựng là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu theo

yêu cầu của bên thầu. Áp dụng nghiêm túc, khách quan các nội dung, điều kiện đấu

thầu và thực tế sẽ mang lại nhiều hiệu quả kinh tế xã hội.

- Đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương lập và trình duyệt quyết toán vốn đầu tư dự

án, công trình hoàn thành và khẩn trương phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình hoàn thành đã có đầy đủ điều kiện, hồ sơ, thủ tục theo luật định để làm cơ sở cho KBNN thanh quyết toán và tất toán tài khoản của dự án. Theo tác giả thì cần áp dụng

đồng bộ các giải pháp sau:

+ Đối với Chủ đầu tư: nếu quá thời hạn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư mà

Chủ đầu tư chưa gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cần phải dừng các khoản chi liên

quan đến chi phí Ban quản lý, cương quyết không giao thêm dự án mới khi dự án cũ

còn tồn đọng.

+ Đối với cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án công trình hoàn thành: Cấp nào, ngành nào để tồn đọng nhiều dự án quá thời hạn chưa quyết toán đề nghị cấp có thẩm quyền trừ vào chỉ tiêu kế hoạch hàng năm bằng chính số vốn tồn đọng đó.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các dự án đầu tư để ngăn ngừa và hạn chế những vi phạm của các chủ đầu tư, nhà thầu và đơn

vị tư vấn khi tham gia quản lý, thực hiện dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu trong các ngành nông lâm thủy sản tại Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)