Việc tăng hay giảm mức chi NSNN có ảnh hưởng đến nền kinh tế rất rõ nét nên quyết định về mức chi cần được xem xét và thực hiện một cách thận trọng, thông qua
Tùy thuộc vào chính sách kinh tế của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ giới hạn chi cho
từng Bộ chuyên ngành theo những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, nếu không đạt được sự
nhất trí giữa các Bộ thì Thủ tướng Chính phủ sẽ là người ra quyết định. Việc bù đắp
bội chi NSNN được áp dụng bằng các biện pháp như:
- Vay của Ngân hàng trung ương.
- Phát hành tín phiếu KBNN.
Việc vay nợ của Nhà nước cũng là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính,
được Quốc hội thông qua, từ đó, Chính phủ có thể tổng hợp được mức vay trong năm.
Trong quá trình thực hiện Chính phủ có thể tổ chức vay vốn làm nhiều lần.
Về NSĐP ở Pháp, nội dung chi được chia làm hai phần là chi thường xuyên và
chi đầu tư phát triển. Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi như: trả lương cho
công chức, viên chức nhằm duy trì bộ máy quản lý; chi trả các dịch vụ bảo trì tài sản;
chi trả lãi tiền vay... Chi đầu tư chủ yếu gồm các khoản chi như: mua đất làm đường,
mua sắm tài sản cố định... Tất cả các khoản chi đều được đặt dưới sự kiểm tra, giám
sát của đại diện nhà nước tại địa phương, do Chính phủ bổ nhiệm. Kế toán Kho bạc được bố trí bên cạnh tất cả các Bộ trưởng, Tỉnh trưởng các cơ quan hành chính, ngoại giao trong và ngoài nước. Kế toán Kho bạc chỉ được phép chi khi có lệnh của người
chuẩn chi và có quyền kiểm tra tài chính đối với các lệnh chi.