Hoàn thiện cơ chế giao dịch “một cử a”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu trong các ngành nông lâm thủy sản tại Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa (Trang 105)

Để quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN được hiệu quả và phù hợp với hoạt động nghiệp vụ, khắc phục những vướng mắc phát sinh

qua quá trình triển khai thực hiện, theo tác giả cần nghiên cứu hoàn thiện theo hướng sau:

- Mục tiêu của kiểm soát chi ngân sách qua KBNN theo quy trình một cửa là giảm phiền hà cho đơn vị sử dụng NSNN khi giao dịch với các đơn vị KBNN, đồng thời giải quyết kịp thời, nhanh chóng mọi yêu cầu của khách giao dịch, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN đảm bảo đúng định mức, chế độ, tiêu chuẩn. Đây cũng là mục tiêu cuối cùng và cơ bản nhất của công tác cải cách thủ tục hành chính. Đó là, tạo thuận lợi cho khách giao dịch chấp hành đúng chính sách chế độ, phòng ngừa và ngăn

chặn các hiện tượng cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu đối với khách giao dịch; thực hiện công khai, minh bạch và phát huy dân chủ, giám sát của người dân, khách hàng

đối với hoạt động của KBNN.

Giao dịch một cửa là phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính.

Nhưng vấn đề là ở chỗ, phương thức giao dịch một cửa trong kiểm soát chi NSNN, tách bạch 2 bộ phận (giao nhận hồ sơ và xử lý nghiệp vụ) là chưa phù hợp và không

đạt mục tiêu cần hướng tới. Với đặc thù kiểm soát chi ngân sách của KBNN rất đa

dạng, phức tạp, hệ thống cơ chế chính sách chưa đồng bộ lại thường xuyên sửa đổi bổ

sung; nhiều đơn vị sử dụng ngân sách chưa nắm bắt kịp thời, rõ ràng và đầy đủ các

điều kiện chi tiết về thủ tục kiểm soát chi nên thường nảy sinh vướng mắc cần có sự trao đổi, hướng dẫn trực tiếp của cán bộ nghiệp vụ KBNN. Nếu tách bạch 2 bộ phận giao nhận và xử lý nghiệp vụ sẽ tạo thêm một khâu trung gian, tách biệt giữa người giao dịch và người xử lý nghiệp vụ dẫn đến thêm một khâu trung gian trong quy trình xử lý nghiệp vụ, trở thành rào cản cho việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của công cuộc cải cách thủ tục hành chính là tạo thuận lợi cho khách hàng và tăng hiệu lực, hiệu quả của bộ máy công quyền. Đây chính là vướng mắc ở hầu hết các KBNN và họ đều kiến nghị hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi NSNN.

Để phương thức giao dịch “một cửa” trong quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN được hiệu quả và phù hợp với hoạt động nghiệp vụ, khắc phục những vướng

mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, cần nghiên cứu theo hướng một chủ đầu tư (ban QLDA) chỉ đến giao dịch với một cán bộ quản lý từ đầu cho đến khi có kết

quả cuối cùng, khách hàng đến giao dịch chỉ phải giao dịch với một cán bộ duy nhất

nghiệp vụ có trách nhiệm trực tiếp nhận và trả hồ sơ, xử lý nghiệp vụ, luân chuyển

chứng từ trong nội bộ kho bạc, giải đáp trực tiếp thắc mắc cho khách hàng chứ không

phải thông qua một bộ phận trung gian nào cả. Mô hình này sẽ khắc phục được những

bất cập nêu trên, khách hàng đến sẽ được biết ngay kết quả: hồ sơ đủ chưa, có hợp lệ

hợp pháp không, có đủ điều kiện giải ngân không? Thời gian giao dịch, số lần giao

dịch, thời gian giải ngân sẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu trong các ngành nông lâm thủy sản tại Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa (Trang 105)