Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu trong các ngành nông lâm thủy sản tại Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa (Trang 87)

Kiểm soát chi CTMT của KBNN giai đoạn 2011- 2013 đã đạt được một số

thành tựu nhất định, thể hiện qua các kết quả như sau:

Thứ nhất, về mô hình tổ chức quản lý: từ sau khi tiếp nhận nhiệm vụ quản lý,

kiểm soát TTVĐT XDCB thì công tác kiểm soát chi CTMT của KBNN tỉnh Khánh

Hòa bắt đầu được coi trọng và kiện toàn phát triển. Vì được tổ chức thành các cấp, trong đó TW chỉ đạo xuống cấp tỉnh, cấp tỉnh chỉ đạo xuống cấp huyện nên trong hệ

thống KBNN luôn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, tạo luồng thông tin hai

chiều tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát thanh toán, cũng như đẩy nhanh tốc độ đầu tư, đảm bảo tiến độ của dự án, hạn chế thất thoát lãng phí trong lĩnh vực đầu tư.

Thứ hai, về chế độ hướng dẫn kiểm soát thanh toán: Trên cơ sở các văn bản

của KBNN, KBNN tỉnh Khánh Hòa tổ chức thực hiện thống nhất trong địa bàn theo quy trình nghiệp vụ, đảm bảo thanh toán đầy đủ kịp thời không để hồ sơ tồn đọng quá

thời hạn quy định. Hướng dẫn kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, làm căn cứ để KBNN các huyện giải quyết các trường hợp cấp phát thanh

toán cụ thể. Vì vậy, các KBNN trực thuộc đã giải đáp đầy đủ, kịp thời những thắc mắc,

khiếu nại của các chủ đầu tư liên quan đến nội dung quản lý chi vốn CTMTQG thuộc

nguồn vốn NSNN.

Thứ ba, về quy trình kiểm soát: So với quy trình cũ ban hành thì quy trình kiểm

soát TTVĐT XDCB theo thông tư 86/2011/TT-BTC có nhiều cải tiến hơn trong công

tác kiểm soát thanh toán. Quy trình quy định cụ thể về các tài liệu chủ đầu tư phải gửi

đến KBNN, trình tự và thủ tục giải quyết công việc, quy trình luân chuyển chứng từ, thời gian giải quyết công việc và trách nhiệm của của từng bộ phận nghiệp vụ.

Các đơn vị trực thuộc đã thực hiện kiểm soát NSNN theo quy trình một cửa,

hình thức này đã đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả bước đầu được khách hàng làm quen và chấp thuận. Thực hiện cơ chế này, khách hàng giao dịch chỉ phải giao hồ sơ,

nhận kết quả và tiếp xúc với một cán bộ duy nhất tại một nơi, không phải đi lại nhiều

phòng và giao dịch với nhiều cán bộ như trước đây, góp phần hạn chế hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu và vụ lợi của cán bộ nghiệp vụ. Việc tiếp nhận hồ sơ, ghi giấy hẹn và trả kết quả đã được thực hiện công khai, minh bạch, các hồ sơ được giải quyết đúng

hẹn và được đông đảo khách hàng giao dịch đồng tình ủng hộ. Cơ chế giao dịch một

cửa cũng góp phần tăng tính công khai, minh bạch trong quá trình thụ lý hồ sơ, bởi nhiều người cùng tham gia trong một dây chuyền luân chuyển hồ sơ, đồng thời cũng là

cơ chế giám sát lẫn nhau trong việc tuân thủ quy trình, không còn khép kín như trước đây khi khách hàng chỉ giao dịch với cán bộ nghiệp vụ.

Thứ tư, về cơ chế kiểm soát thanh toán: Theo quy trình kiểm soát thanh toán 686/QĐ-KBNN thì KBNN thực hiện “thanh toán trước kiểm soát sau” đối với từng

lần thanh toán của gói thầu, hợp đồng thanh toán nhiều lần (trừ thanh toán lần cuối) và “kiểm soát trước thanh toán sau” đối với gói thầu, hợp đồng thanh toán một lần và lần

cuối của gói thầu, hợp đồng thanh toán nhiều lần. Phương thức này đã giúp cho KBNN và chủ đầu tư chủ động trong kiểm soát thanh toán rút ngắn thời gian kiểm soát từng

lần đối với tất cả hợp đồng gói thầu, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Thứ năm, về việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong kiểm soát thanh toán việc

tích cực triển khai và thực hiện đồng loạt cơ chế giao dịch “một cửa” trong kiểm soát

thanh toán vốn CTMT trong hệ thống KBNN từ tỉnh đến huyện đã thể hiện sự nghiêm túc quy trình, nâng cao trách nhiệm, tính minh bạch, đúng hẹn trong việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết công việc. Cơ chế giao dịch “một cửa” cũng góp phần tăng tính công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khai, minh bạch trong quá trình xử lý hồ sơ, giúp cho khách hàng không phải liên hệ

với nhiều phòng, bộ phận nghiệp vụ của KBNN như trước đây. Thông qua giao dịch

“một cửa” đã giảm bớt sự tiếp xúc của cán bộ trực tiếp giải quyết công việc của

KBNN với khách hàng, nhằm tránh hiện tượng phiền hà, nhũng nhiễu đối với khách

hàng.

Thứ sáu, quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục mở tài khoản cấp phát: chủ đầu tư được mở tài khoản cấp phát thanh toán tại KBNN nơi thuận tiện cho việc giao

dịch của chủ đầu tư. Thực hiện quy chế một cửa trong công tác quản lý, kiểm soát

thanh toán, cấp phát TTVĐT.

Thứ bảy, về tổ chức thực hiện chế độ thông tin báo cáo và ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý, kiểm soát thanh toán vốn cho các dự án:

- Về chế độ thông tin báo cáo: để chỉ đạo điều hành tốt công tác quản lý kiểm

soát thanh toán vốn kịp thời đầy đủ, đúng tiến độ cũng như có các biện pháp xử lý kịp

thời những vướng mắc phát sinh nhằm phát huy tối đa hiệu quả của vốn đầu tư, KBNN

tỉnh đã phối hợp với Sở Tài chính thống nhất mẫu biểu thống tình hình thanh toán vốn địa phương để báo cáo UBND tỉnh và góp ý kiến tham mưu với KBNN về biểu mẫu báo cáo chi đầu tư các cấp ngân sách. Qua nhiều lần nghiên cứu ban hành chế độ thông

tin báo cáo, chế độ điện báo về chi đầu tư. Đến nay, KBNN Khánh Hòa đã có một hệ

thống báo cáo khá gọn nhẹ hơn so với trước đây, về cơ bản đáp ứng yêu cầu thuận tiện

cho việc áp dụng công nghệ thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, cũng như giảm bớt

công tác tổng hợp báo cáo, giảm bớt công việc sự vụ. Về cơ bản KBNN Khánh Hòa đã

đáp ứng được yêu cầu chế độ báo cáo định kỳ cũng như công tác quyết toán hằng năm

của địa phương; đồng thời tạo thuận lợi cho việc đối chiếu giữa KBNN và chủ đầu tư,

giữa phòng kiểm soát chi với phòng kế toán và giữa KBNN với cơ quan Tài chính

cùng cấp. Cung cấp thông tin kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý điều hành ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.

- Về ứng dụng công nghệ tin học: cùng với chủ trương hiện đại hoá ngành KBNN, KBNN Khánh Hòa đã nghiên cứu và đưa vào triển khai ứng dụng chương

trình quản lý kiểm soát TTVĐT trên mạng máy tính ĐTKB-LAN, đưa công tác quản

lý, kiểm soát TTVĐT vào nền nếp, theo dõi một cách khoa học, chặt chẽ, hạn chế

những sai sót có thể xảy ra trong quá trình theo dõi thủ công trước đây. Thực hiện chương trình này mọi thông tin của dự án như: Tổng mức đầu tư, dự toán, giá trị hợp

đồng, ngày khởi công, ngày kết thúc, giá trị khối lượng đề nghị thanh toán, giá trị từng

lần thanh toán... được quản lý một cách khoa học chặt chẽ, là cơ sở cho việc kiểm soát thanh toán. Đây thật sự là bước đột phá, là cuộc cách mạng trong quản lý kiểm soát TTVĐT, nhờ vậy số liệu liên quan đến các dự án đầu tư được quản lý chặt chẽ hơn

theo quy trình thống nhất, chất lượng công tác kiểm soát TTVĐT cũng được nâng lên một cách rõ rệt.

Thứ tám, về thực hiện chức năng tham mưu trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng

Tham mưu cho các sở, ngành địa phương, các chủ đầu tư, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư để tháo gỡ, giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện đầu tư, trong quá trình thanh toán vốn CTMTQG nó chung và CTMTQG ngành NLTS nó riêng như: xử lý những trường hợp hồ sơ thủ tục đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiếu, chậm, chất lượng chưa cao, về đấu thầu, chỉ định thầu, về GPMB, về khối lượng phát sinh, về xác nhận của tư vấn giám sát đối với KLHT nghiệm thu thanh toán.

Phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát đối chiếu số vốn đầu tư đã giải ngân của các dự án, từ đó có kế hoạch điều chỉnh vốn đầu tư cho phù hợp với tình hình thực hiện của dự án, tránh hiện tượng bố trí vốn dàn trải, gây lãng phí nguồn vốn đầu

tư của nhà nước.

Đồng thời, thông qua công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN

Khánh Hòa đã góp phần nâng cao chất lượng của công tác lập, thẩm định và phê duyệt

dự án, dự toán, công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, quá trình thực

hiện, thanh toán, quyết toán vốn công trình, dự án CTMT QG của các cấp, các ngành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu trong các ngành nông lâm thủy sản tại Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa (Trang 87)