Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu trong các ngành nông lâm thủy sản tại Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa (Trang 90)

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu ở trên, từ thực tế trong quá trình kiểm soát chi CTMTQG tại KBNN tỉnh Khánh Hòa đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế

liên quan trực tiếp tới quá trình kiểm soát thanh toán từ việc cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết thanh toán, đến quy trình thanh toán vốn, luân chuyển chứng từ

kế toán… Nếu không được sửa đổi, hoàn thiện sẽảnh hưởng không nhỏ tới uy tín cũng như việc thực hiện nhiệm vụ của KBNN Khánh Hòa và là kẽ hở mà từ đó chủ đầu tư,

nhà thầu…lợi dụng làm thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng vốn.

* Về mô hình tổ chức và phân cấp nhiệm vụ kiểm soát thanh toán:

Hiện nay, KBNN Khánh Hòa công tác kiểm soát chi NSNN do nhiều phòng

khác nhau đảm nhiệm, mỗi phòng đảm nhiệm kiểm soát một số loại vốn nhất định, trong đó:

- Phòng kiểm soát chi NSNN chịu trách nhiệm kiểm soát TTVĐT và vốn sự

nghiệp có tính chất đầu tư.

- Phòng kế toán kiểm soát thanh toán chi thường xuyên,vốn sự nghiệp kinh tế,

chi an ninh quốc phòng qua tài khoản dự toán và tài khoản tiền gửi.

- Vốn CTMTQG do phòng kiểm soát chi kiểm soát vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

Vì vậy, khi một dự án được đầu tư bằng nhiều loại vốn khác nhau dẫn đến bị

chồng chéo nhiệm vụ. Chủ đầu tư lập nhiều loại chứng từ, sẽ phải đi lại nhiều nơi rất

vất vả để gặp cán bộ kiểm soát thanh toán gây mất nhiều thời gian, phiền hà cho chủ đầu tư. Do nhiệm vụ không rõ ràng, nên có một số nghiệp vụ phát sinh hai phòng lại

kiểm soát chồng chéo lẫn nhau. Điều này chứng tỏ chưa thể hiện sự chuyên môn hóa cao trong kiểm soát chi NSNN.

* Về phối hợp đôn đốc các đơn vị chủ đầu tư thanh toán vốn:

Thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng triển khai thực hiện một số dự án trong những tháng đầu năm còn chậm, nhưng về phía KBNN coi việc này là trách nhiệm của chủ đầu tư, chưa bám sát tình hình triển khai thực hiện của các dự án, chưa có biện pháp phối hợp đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như tham mưu cho các cơ quan chức năng các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Do vậy, chủ đầu tư khi đến thanh toán khối lượng thường rơi vào dịp cuối năm, nên đã gây nên tình trạng quá tải, căng thẳng cho cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi, ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian kiểm soát chi vốn đầu tư. Bên cạnh đó, vẫn còn hiện tượng một số dự án, công trình chưa

tuân thủ đúng, đủ các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, nhưng với vai trò là cơ

quan kiểm soát chi vốn đầu tư, KBNN đôi khi chưa làm tốt công tác tham mưu với chủ đầu tư để hạn chế các hiện tượng trên.

* Về phân cấp kiểm soát dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, nhiều cấp ngân sách:

Việc kiểm soát chi dự án đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, nhiều cấp ngân sách

khác nhau đã được quy định trong quy trình và đã được KBNN tỉnh phân cấp nhưng chưa cụ thể rõ ràng làm cho Kho bạc cấp dưới lúng túng trong quá trình thực hiện hoặc thực hiện không thống nhất. Nhiều kho bạc do không nắm được thông tin dẫn đến trùng lắp trong khâu kiểm soát, cả Kho bạc tỉnh và Kho bạc huyện cùng tham gia kiểm soát chi trên một khối lượng thực hiện, chủ đầu tư phải gửi nhiều bộ hồ sơ tài liệu của cùng một dự án cho nhiều đơn vị kho bạc khác nhau.

Đến nay, đã qua 13 năm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tư nhưng

KBNN Khánh Hòa chưa có đánh giá, tổng kết về mô hình tổ chức và việc phân cấp nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tư để từ đó tìm ra mô hình hiệu quả nhất. Vấn đề đặt ra là, việc phân cấp thực hiện nhiệm vụ nên căn cứ theo những tiêu chí nào, phân cấp quản lý vốn đầu tư cho quận, huyện theo mức vốn hay theo nguồn vốn. Việc phân cấp kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc tổng mức đầu tư (dự án có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng do KBNN huyện kiểm soát); điều này dẫn đến hiện tượng nhiều dự án cấp huyện chỉ có một phần nhỏ trong tổng vốn (ví dụ như cấp huyện chỉ bố trí vốn đền bù GPMB) mà KBNN cấp đó quản lý cả một dự án lớn, nhiều KBNN huyện được phân cấp không đủ khả năng để kiểm soát chi các dự án tương đối phức tạp, khiến cho chất

lượng công tác kiểm soát chi không đảm bảo.

b. Về áp dụng cơ chế giao dịch “một cửa”

Có thể thấy rằng quy trình theo cơ chế “một cửa” tương đối phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ này là hướng tới đơn

giản hóa tối đa các thủ tục hành chính, công khai minh bạch thủ tục hồ sơ và thời gian

giải quyết công việc. Tách bạch giữa người tiếp nhận hồ sơ với người xử lý hồ sơ,

khách hàng chỉ trực tiếp giao dịch với bộ phận “một cửa” của KBNN, tạo điều kiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch tại KBNN. Tuy nhiên, quy trình này cũng

có những tồn tại nhất định:

Thứ nhất, quy trình theo cơ chế “một cửa” này đã làm tăng thêm đầu mối

trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng từ, tăng thêm khối lượng công việc và thời gian giải

quyết hồ sơ.

Thứ hai, trình độ năng lực của cán bộ tại bộ phận “một cửa” còn hạn chế nhất định và chưa đồng đều, đặc biệt đối với các huyện cán bộ tại bộ phận nghiệp vụ thanh

toán vốn ở huyện chỉ có 1 đến 2 người, trong khi khối lượng công việc rất nhiều, thời

gian xử lý phải đảm bảo kịp thời. Nhiều khách hàng không đến nhận kết quả đúng hẹn

nên tại bộ phận giao dịch “một cửa” phải quản lý một lượng chứng từ tồn đọng khá

lớn.

Thứ ba, đối với quản lý kiểm soát TTVĐT, vốn Chương trình mục tiêu, có nhiều dạng công trình dự án (công trình giao thông, chương trình 135, dự án 5 triệu ha

rừng…), mỗi dạng công trình dự án lại có một quy định quản lý khác nhau, hồ sơ thủ

tục khác nhau, thời gian thực hiện dự án kéo dài (có những dự án có thời gian thực

hiện trên 10 năm), vì vậy nhất thiết phải có cán bộ chuyên quản của từng công trình, dự án. Do đó, khi tách riêng cán bộ giao dịch “một cửa” và cán bộ nghiệp vụ thì phát sinh một vấn đề là khi khách hàng giao nhận hồ sơ thanh toán qua cán bộ giao dịch

“một cửa” của KBNN thì cán bộ giao dịch chỉ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ chứ

không thể nắm rõ được tình hình cụ thể, chi tiết của dự án. Do đó, khi cán bộ chuyên quản thực hiện kiểm soát thanh toán mới phát hiện sai sót cần phải bổ sung thì phải lập

phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ gửi khách hàng qua cán bộ giao dịch, từ đó làm cho khách hàng phải đi lại nhiều lần, ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân của dự án.

Thứ tư, khi thực hiện quy trình “một cửa” trong kiểm soát thanh toán, việc

giao nhận hồ sơ cũng như trả kết quả phải thực hiện qua nhiều bước giữa khách hàng – cán bộ nhận hồ sơ – cán bộ xử lý nghiệp vụ và đều phải thực hiện đối chiếu, ký nhận

hồ sơ giữa các bộ phận nên mất rất nhiều thời gian.

Thứ năm, nhiều chủ đầu tư, ban QLDA không chuyên sâu nghiệp vụ, trình độ

kế toán của các chủ đầu tư, đơn vị giao dịch chưa đồng đều, nên hồ sơ chứng từ gửi đến KBNN thường thiếu và sai nhiều, phải trả lại để chỉnh sửa nhiều lần. Khi tập trung

giao dịch tại bộ phận nhận hồ sơ “một cửa” thì cán bộ nhận hồ sơ chịu áp lực về thời

gian, phải tiếp nhận xử lý hồ sơ của nhiều khách hàng nên việc hướng dẫn khó đảm

bảo chi tiết, cụ thể.

c. Về quy trình luân chuyển chứng từ

Đường luân chuyển chứng từ hiện nay trong quy trình kiểm soát thanh toán vốn

KLHT một lần hay thanh toán cuối cùng của hợp đồng thanh toán nhiều lần vẫn còn một số hạn chế nhất định, cụ thể:

Trong quy trình này, cán bộ thanh toán phải trình lãnh đạo KBNN ký trên chứng từ mệnh lệnh như tờ trình, giấy đề nghị TTVĐT... rồi chuyển cho phòng kế

toán. Phòng kế toán tiếp tục trình lãnh đạo ký các chứng từ kế toán như giấy rút vốn đầu tư, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (nếu có), sau đó mới thực hiện thanh toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều này dẫn đến trường hợp lãnh đạo phải ký hai lần trên một hồ sơ gây ra sự không đồng bộ trong thời gian hoàn tất hồ sơ vì chứng từ này phải chờ chứng từ kia ký xong

mới trả về cho chủ đầu tư.

Trong quy trình kiểm soát thanh toán hồ sơ dự án đã được cán bộ TTVĐT xem xét tính đúng sai, hợp lệ của mẫu chứng từ, dấu, chữ ký… khi chuyển chứng từ đến kế

toán, kế toán viên lại thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán thêm một lần nữa gây nên kiểm soát 2 lần, nó làm tăng tính phức tạp và kéo dài thời gian trong quy trình kiểm soát thanh toán hiện nay.

d. Về tiêu chuẩn định mức chi

Hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi hiện nay còn thiếu, vừa lạc hậu và vừa không thống nhất, gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho việc tuân thủ các điều kiện chi

NSNN đã được Luật pháp quy định. Theo Luật NSNN, Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN. Song, cho đến nay ngành Tài chính vẫn đang còn lúng túng về vấn đề

này. Có nhiều nội dung chi không có định mức như chi cho các lễ hội, sáng tác của

ngành văn hóa thông tin, chi khảo sát trình độ ngoại ngữ,… Chính vì vậy, bản thân các

đơn vị thiếu những căn cứ để lập dự toán chi; các cơ quan quản lý thiếu căn cứ để

duyệt dự toán; KBNN thiếu căn cứ để kiểm soát chi; các cơ quan thanh tra, kiểm toán

không có căn cứ để kiểm tra, xác nhận tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các khoản chi cũng như quyết toán chi tiêu của đơn vị. Mặt khác, do hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ nên có nhiều khoản chi được quyết định

ở mỗi nơi mỗi khác, kể cả những khoản chi đã được Trung Ương quy định thống nhất toàn quốc.

e. Hạn chế về tạm ứng và thu hồi tạm ứng

Theo thông tư 86/2011/TT-BTC của bộ tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN, cv 16989/BTC - ĐT và cv số 8552/BTC-ĐT ngày 3/7/2013 việc tạm ứng theo hợp đồng giữa chủ đầu tư cho nhà thầu tối đa không quá 30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho

hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80%. Như vậy, với mức tạm ứng vốn theo quy định mới là

tương đối hợp lý, tuy nhiên với những trường hợp như gói thầu nhập khẩu máy móc thiết bị thì việc quy định mức tạm ứng tối đa và với những trường hợp cần thiết chủ đầu tư phải có công văn kiến nghị đề xuất là chưa được phù hợp , bên cạnh đó khi mặt hàng thiết yếu nhu xăng dầu biến động làm giá cước vận tải giá nguyên vật liệu xây dựng tăng, do đó một số công trình phải thực hiện phê duyệt dự toán bổ sung, ảnh

hưởng đến tiến độ giải ngân.

Hơn nữa, việc quy định vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán KLHT, bắt đầu tư lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi giá trị thanh toán KLHT

đạt 80% giá trị hợp đồng, mà do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận điều này chủ động

hơn cho chủ đầu tư và nhà thầu tác động tích cực đến cơ chế thông thoáng trong lĩnh

vực đầu tư XDCB. Tuy nhiên không ít chủ đầu tư và nhà thầu lợi dụng quy định về

“sự thỏa thuận ở mức thu hồi tạm ứng từng lần khi thanh toán” làm cho quá trình thu tạm ứng của KBNN gặp không ít khó khăn trở ngại... cụ thể là nhiều chủ đầu tư và nhà

thầu thỏa thuận mức thu hồi tạm ứng từng lần thấp, không tích cực thu hồi tạm ứng hoặc thể hiện khối lượng dưới 80% giá trị hợp đồng để khỏi thu hồi hết tạm ứng... Mặt

khác, chưa quy định cụ thể thời gian thu hồi tạm ứng nên công tác thu hồi tạm ứng rất chậm, thậm chí nhiều dự án tạm ứng vốn kéo dài qua nhiều năm nhưng không có khối

lượng để nghiệm thu thanh toán.

f. Về hồ sơ, chứng từ thanh toán

- Về chứng từ thanh toán: Hiện nay, vốn chương trình mục tiêu lại do 2 phòng kiểm soát: vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư do phòng kiểm soát chi kiểm soát, vốn sự

nghiệp kinh tế do phòng kế toán kiểm soát. Chủ đầu tư phải sử dụng nhiều mẫu chứng từ khác nhau khi đề nghị tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư, dẫn đến dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng hoặc sử dụng mẫu biểu chứng từ không phù hợp với nội dung kinh tế phát sinh của dự án. Như vậy, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng, cùng một hình thức kinh phí nhưng lại do hai phòng kiểm soát.

Chương trình ĐTKB-LAN đã phát huy được hiệu quả, rút ngắn thời gian kiểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

soát, thanh toán.... Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý TTVĐT

XDCB còn nhiều hạn chế như:

Chương trình chưa thân thiện với người sử dụng, quy trình nhập số liệu, tra cứu thông tin quá nhiều màn hình, nhiều thông tin trùng lặp gây mất thời gian cho người thực hiện. Việc nhập số liệu vào chương trình ĐTKB-LAN mất rất nhiều thời gian, mà hiệu quả khai thác thông tin không cao do việc khai thác số liệu của các dự án từ chương trình được rất ít so với lượng thông tin nhập vào, khiến cho cán bộ kiểm soát chi vẫn phải theo dõi bằng phương pháp thủ công.

Chương trình còn đơn giản, chưa theo dõi, quản lý được toàn bộ quá trình quản lý, kiểm soát TTVĐT XDCB. Nhiều tác nghiệp của cán bộ quản lý, kiểm soát vẫn phải thực hiện theo hình thức thủ công như chuyển nguồn vốn, lập chứng từ hoàn ứng các

năm trước, công tác thông tin báo cáo... Tính bảo mật của chương trình không cao, khi chế độ thay đổi việc nâng cấp sửa đổi chương trình thiếu tính đồng bộ. Chương trình

ĐTKB-LAN không kết nối và tích hợp được với chương trình khác (chương trình kế toán KBNN) nên chưa thuận lợi cho công tác tổ chức kiểm soát và hạch toán thanh toán.

Mặt khác chế độ quy định thông tin báo cáo còn chưa phù hợp: các mẫu biểu báo cáo về công tác chi đầu tư XDCB từ NSTW tương đối phức tạp, một số mẫu biểu mang tính chất tự phát đòi hỏi người thực hiện chỉ có thể thực hiện bằng phương pháp

thủ công (Excel) chứ chưa thể khai thác từ chương trình, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và thời gian thực hiện báo cáo cũng như ảnh hưởng đến việc cập nhật và tra cứu số liệu phục vụ công tác kiểm soát chi của KBNN sở tại.

h. Năng lực cán bộ làm công tác kiểm chi CTMT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn chương trình mục tiêu trong các ngành nông lâm thủy sản tại Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa (Trang 90)