- Về cơ sở pháp lý: chi NSNN luôn tuân theo quy định của Luật và gắn liền với
các hoạt động kinh tế - xã hội. Các hoạt động kế toán và kiểm toán đóng vai trò quan trọng
trong kiểm soát ngân sách và kiểm soát chi ngân sách nói riêng. Mỗi nước đều có một hệ
thống pháp luật có tính khả thi và khá hoàn chỉnh.
- Về hoạt đông kiểm soát chi NSNN, ngoài việc đổi mới và tăng cường hoạt động
của hệ thống các cơ quan tài chính, môi trường pháp lý còn được bảo đảm bằng hệ
thống Luật như:
+ Luật ngân sách.
+ Luật kế toán và kiểm toán.
- Về chính sách quản lý chi NSNN: đa số các nước đều thực hiện chính sách thắt
chặt chi tiêu, dù rằng phân loại chi tiêu theo tiêu thức nào cũng phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm. Chi NSNN là một hoạt động quyền lực thể hiện ở sự kiểm
tra, giám sát tất cả các hoạt động chi tiêu của nhà nước.
Bên cạnh đó Việt Nam là một nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế thị trường, Từ một đất nước hạ tầng xã hội lạc hậu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập;
trong khi nhu cầu đầu tư từ các nguồn lực mà trong đó NSNN để phát triển kinh tế xã hội của đất nước là vô cùng lớn. Vì vậy việc tăng cường hiệu quả của các nguồn vốn
phải gắn liền với việc kiểm tra, giám sát của đại diện nhà nước tại địa phương. Tăng cường kiểm tra hiệu quả chi tiêu công bằng kết quả đầu ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những kiến thức cơ sở lý luận về kiển soát chi CTMTQG qua KBNN nói chung và KBNN tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Những vấn đề được trình bày ở chương 1 sẽ làm cơ sở cho những phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi CTMTQG ngành NLTS qua KBNN Khánh Hòa ở chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NGÀNH NÔNG LÂM THỦY SẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
TỈNH KHÁNH HÒA