Gộp các loại hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 70 - 71)

Điều 3.3 của Hiệp định về chống bán phá giá quy định thông thường khi tiến hành điều tra hàng nhập khẩu từ một số nước, việc đánh giá liệu các hàng nhập khẩu đó có gây ra thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước hay không phải được tiến hành riêng rẽ ở từng nước. Tuy nhiên, Hiệp định cho phép các cơ quan điều tra trong một số trường hợp nhất định được đánh giá gộp tác động cộng hưởng của tất cả các hàng nhập khẩu đang trong điều tra để xác định sự thiệt hại. Việc đánh giá gộp chỉ được cho phép khi:

- Chênh lệch phá giá của mỗi nước riêng rẽ vượt quá mức giới hạn; - Khối lượng hàng nhập từ mỗi nước không phải là nhỏ.

- Việc đánh giá gộp là phù hợp với điều kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập khẩu và điều kiện cạnh tranh giữa sản phẩm nhập khẩu với sản phẩm nội địa tương tự.

Cần lưu ý rằng Hiệp định quy định trừ các trường hợp ngoại lệ, các cuộc điều tra về phá giá được khởi tố chỉ dựa trên cơ sở đơn kiện ''của hoặc đại diện cho" ngành công nghiệp trong nước. Chỉ trong trường hợp ngoại lệ, chính phủ của một nước nhập khẩu mới có thể khởi tố để áp dụng thuế chống phá giá và thuế đối kháng. Các cơ quan điều tra có trách nhiệm xác nhận liệu người kiện có đủ quyền kiện trước khi khởi tố điều tra hay không.

Pháp lệnh chống bán phá giá quy định về các tiêu chuẩn để đánh loại thuế này tại Điều 6 và Điều 8, bao gồm:

- Hàng hoá bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;

- Việc bán phá giá hàng hoá là nguyên nhân gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

- Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

Như vậy, có thể nhận xét rằng pháp luật Việt Nam quy định tương đối hài hòa so với quy định của Hiệp định chống bán phá giá nhưng chưa cụ thể và còn thiếu quy định về “gộp các loại hàng nhập khẩu”.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)