Thực tiễn trên thế giớ

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 127 - 128)

Kể từ khi WTO ra đời, tính đến thời điểm cuối năm 2004, trên thế giới đã có tất cả 2774 cuộc điều tra về chống bán phá giá và có tất cả là 1555 lần áp dụng thuế chống bán phá giá (chiếm 56% tổng số cuộc điều tra). Điều này thể hiện, không phải tất cả các cuộc điều tra về chống bán phá giá đều có kết luận dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Các loại mặt hàng chịu thuế chống bán phá giá thường là các sản phầm dệt may, giầy dép, sắt thép, kim loại và một số sản phẩm công nghiệp cơ khí, v.v. . . Trên thực tế, các nước áp dụng thuế chống bán phá giá thường bị nước xuất khẩu hàng hoá là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá khởi kiện đến Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO. Các vụ việc giải quyết tranh chấp về việc chống bán phá giá luôn là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Đôi khi, kết quả thường dẫn đến các hành vi trả đũa trong thương mại, gây ra rất nhiều mâu thuẫn, ảnh hưởng xấu đến tình hình thương mại chung trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia thường rất thận trọng khi quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá vào nước mình. Trong thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới, đã có nhiều nước áp dụng biện pháp này trước khi WTO ra đời.

Một điểm cần quan tâm là không chỉ có các nước phát triển áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nước đang phát triển và ngược lại. Các nước phát

triển còn áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nước phát triển khác và điều này cũng xảy ra tương tự đối với các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)