Các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoà

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 137)

Để đối phó hiệu quả với các vụ kiện chống bán phá giá trong tương lai, Việt Nam cần dự báo kịp thời các ngành và sản phẩm có nguy cơ, sau đó lên kế hoạch các biện pháp phòng thủ và tấn công để bảo vệ các ngành này. Thực hiện điều này sẽ cần nỗ lực của tất cả các bên hữu quan, chính phủ, hiệp hội và doanh nghiệp. Chính phủ có thể thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực của các tổ chức và cán bộ liên quan (qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, phổ biến kiến thức....), xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm cho từng ngành cụ thể cho từng thị trường xuất khẩu cụ thể, tích cực đàm phán để có thể nhận được vị thế nền kinh tế thị trường, tư cách thành viên WTO để có thể tận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan, vận động chính trị và ngoại giao và tranh thủ sự ủng hộ của các bên. Các hiệp hội và doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ các diễn biến thị trường và ngành sản xuất tại các thị trường xuất khẩu để nhận được các tín hiệu cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá (từ các quan sát và phân tích, qua phương tiện truyền thanh, luật sư, hiệp hội tiêu dùng ở thị trường nước ngoài, các đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoà)i, giảm thiểu rủi ro thông qua việc đa dạng hóa thị trường, tích cực công tác vận động, hợp tác với bên điều tra khi vụ việc xảy ra như cung cấp thông tin, điền bảng hỏi...[35, tr. 45]

Cụ thể một số biện pháp có thể thực hiện để hạn chế các rủi ro bao gồm:

a. Trước khi xảy ra vụ kiện

Chính phủ và các hiệp hội cần tích cực thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu về các biện pháp chống bán phá giá nói riêng và khắc phục thương mại nói chung. Các hoạt động này có thể bao gồm đào tạo, hội thảo, nghiên cứu, tổng hợp các bài học kinh nghiệm; hỗ trợ doanh nghiệp về các thông tin liên quan đến thị trường xuất khẩu (các thông tin về khung pháp lý, chính sách thương mại, cơ sở khởi kiện, thông tin về ngành sản xuất của nước xuất khẩu...)

Các hiệp hội cần xây dựng một cơ chế dự báo và cảnh báo cho các doanh nghiệp của ngành mình về nguy cơ xảy ra vụ kiện đối với các mặt hàng xuất khẩu chính ở từng thị trường xuất khẩu; tăng cường công tác phổ biến kiến thức, cập nhật cho các doanh nghiệp thành viên các thông tin về các biện pháp chống bán phá giá nói riêng các biện pháp khắc phục thương mại nói chung của các thị trường xuất khẩu.

Các doanh nghiệp cần chủ động mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để tránh sự lệ thuộc quá lớn vào một số ít thị trường xuất khẩu lớn; hoàn thiện hệ thống quản lý sổ sách, chứng từ từ khâu sản xuất đến khâu phân phối.

b. Khi vụ kiện đã xảy ra

Chính phủ tích cực đàm phán việc công nhận nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, Chính phủ hỗ trợ thông tin và giới thiệu các văn phòng luật sư có uy tín và kinh nghiệm về chống bán phá giá. Hiệp hội và doanh nghiệp cần tích cực tham gia kháng kiện bằng cách hoàn thành các hồ sơ thẩm vấn với đầy đủ các tư liệu, chứng cứ chứng minh một cách thuyết phục; chuẩn bị hồ sơ, sổ sách kế toán, chứng từ cũng như các tài liệu và các lập luận chứng minh và nhanh chóng xây

dựng các phương án bảo vệ; trong trường hợp cần thiết có thể cân nhắc phương án thuê công ty tư vấn hỗ trợ việc kháng kiện; hình thành cơ chế thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh nhất; chuẩn bị các phương án vận động hành lang, cung cấp thông tin cho báo chí và quan hệ công chúng tại nước khởi kiện; phối hợp với các bị đơn khác trong vụ kiện để trao đổi thông tin và hợp tác cùng đối phó và cân nhắc phương án cam kết giá.

c. Sau vụ kiện

Chính phủ cần phải tổng kết bài học kinh nghiệm từ các vụ kiện, hạn chế khả năng bị kiện tiếp; xúc tiến việc gia nhập WTO để có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO; xúc tiến việc đàm phán công nhận nền kinh tế thị trường; trợ giúp doanh nghiệp việc tìm kiếm thông tin và kỹ thuật đối với việc rà soát lại đối với quyết định chống bán phá giá; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kháng án trong trường hợp không chấp nhận kết luận của chính phủ nước nhập khẩu thông qua các cơ quan tư pháp của chính nước nhập khẩu đó và muốn kiện lên cơ quan tài phán cao hơn; tăng cường cơ chế trao đổi thông tin giữa đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài và các hiệp hội và doanh nghiệp trong nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)