Pháp luật chống bán phá giá và việc thực hiện chúng phải đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 149)

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Pháp luật chống bán phá giá không chỉ là công cụ bảo hộ hợp pháp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia mà còn là công cụ pháp lý chủ yếu để góp phần thúc đẩy cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được diễn ra nhanh chóng và lành mạnh. Trong xu thế hội nhập, các quốc gia không chỉ nỗ lực xoá dần những khoảng cách trong các chính sách thương mại đồng thời đang tích cực xây dựng một thể chế pháp lý chung cho sự chuyển dịch tự do các đối tượng của thị trường. Pháp luật về chống bán phá giá cũng dang nằm trong xu thế đó. Mặt khác, việc thực thi pháp luật chống bán phá giá thường nảy sinh nhiều vấn đề nhạy cảm trong quan hệ kinh tế và chính trị giữa các quốc gia. Do đó, quá trình hoàn thiện và thực hiện pháp luật luôn phải được đặt trong bối cảnh chung của lộ trình hội nhập mà chúng ta đang thực hiện. Bối cảnh đó đặt cho chúng ta những yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, phải luôn quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế đó là tư tưởng gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, không ngừng tăng cường năng lực cạnh tranh, giảm dần bảo hộ [19, tr. 43]. Trên tinh thần ấy, không coi pháp luật cạnh tranh như là biện pháp bảo hộ phi lý đối với các ngành sản xuất trong nước, mà chỉ là những biện pháp pháp lý để làm trong sạch thị trường. bảo đảm cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và quá trình hội nhập nói riêng được phát triển tự do và công bằng.

Thứ hai, pháp luật chống bán phá giá phải được hoàn thiện cho phù hợp với

khung pháp lý của các tổ chức quốc tế mà chúng ta là thành viên, đặc biệt là pháp luật của WTO khi chúng ta đang trong lộ trình đàm phán gia nhập tổ chức này. Về vấn đề này, các nước có những cách giải quyết khác nhau. Thông thường, các nước chủ động xây dựng pháp luật chống bán phá giá cho quốc gia mình dựa trên những nguyên tắc và nội dung cơ bản của pháp luật của các tổ chức quốc tế mà họ tham gia. Một số quốc gia khác lại sử dụng các quy định của WTO về chống bán phá giá (ví dụ như Thụy Sỹ). Hai cách thức này tuy có những ý nghĩa riêng biệt nhưng tựu trung chúng đều nằm trong xu hướng nhất thể hoá pháp luật của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với Việt Nam, mặc dù trong hầu hết các văn bản pháp luật quan trọng như Bộ luật dân sự, Luật thương mại... đều có các quy định dẫn chiếu trực tiếp đến các điều ước quốc tế. Nhưng với thói quen lập pháp và hành pháp của chúng ta, việc trực tiếp viện dẫn các quy định của điều ớc quốc tế để áp dụng cho những trường hợp cụ thể không thể được thực hiện. Các nhà lập pháp Việt Nam thường sử dụng phương cách thứ nhất để tham gia vào tiến trình xây dựng các chế định pháp lý chung của thị trường thế giới. Do đó, pháp luật chống bán phá giá luôn phải được đặt trong xu thế chung của tiến trình nhất thể hoá pháp luật cho phù hợp với khung pháp lý đã được thừa nhận trong thương mại quốc tế. Mặt khác, việc tổ chức thực hiện pháp lệnh chống bán phá giá cũng phải được đặt trong mối tương quan với các chế định khác của pháp luật quốc tế, đặc

biệt là cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại của các tổ chức kinh tế quốc tế. Bởi lẽ, từ các vụ việc chống bán phá giá có thể phát sinh những tranh chấp giữa các quốc gia về các chính sách thương mại, các tranh chấp này phải được giải quyết bằng các thiết chế pháp lý đã được cộng đồng các quốc gia thừa nhận. Chỉ khi chúng ta ý thức được điều này, thì mới có đủ thế chủ động trong quá trình giải quyết nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Thứ ba, việc thực thi pháp luật chống bán phá giá, đặc biệt là quá trình điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá luôn phải được thực hiện trên tinh thần không phân biệt đối xử. Tư duy dùng biện pháp chống bán phá giá để bảo hộ cho các ngành sản xuất nội địa bằng mọi giá trước sức ép cạnh tranh nhờ hàng hoá nước ngoài cần phải loại bỏ trong quá trình áp dụng pháp luật. Bởi lẽ tư duy ấy sẽ dẫn đến thái độ phân biệt đối xử mà từ đó xâm hại quyền lợi của các bên liên quan, làm vẩn đục quan hệ thương mại quốc tế, cản trở quá trình hội nhập của Việt Nam. Thực hiện tốt những yêu cầu trên, không những góp phần đảm bảo thực thi pháp luật hiệu quả mà còn tăng cường và củng có hơn nữa các giao lưu kinh tế trong quá trình toàn cầu hoá mà chúng ta đang tham gia.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 149)