Căn cứ pháp lý của hành động chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 62 - 68)

1.4.3.1. Trên thế giới

Canada là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế chống bán phá giá (1904). Trước khi Bộ luật chống bán phá giá được sửa đổi năm 1968, các điều

khoản chống bán phá giá của Canada không quy định thủ tục điều tra thiệt hại. Tương tự như cơ chế chống bán phá giá của Hoa Kỳ, Canada phân trách nhiệm điều tra phá giá và điều tra thiệt hại cho hai cơ quan thực hiện độc lập: Cục Hải quan và Thuế (CCRA) chịu trách nhiệm điều tra phá giá, Tòa án thương mại quốc tế của Canada (CITT) chịu trách nhiệm điều tra thiệt hại. Sau khi bản sửa đổi năm 1979 của Bộ luật chống bán phá giá của GATT được ban hành vào cuối vòng đàm phán Tokyo, Chính phủ Canada đã ban hành Đạo luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA) năm 1984.

Chính sách chống phá giá của Hoa Kỳ được thể hiện thông qua Luật chống bán phá giá năm 1921. Kho bạc Nhà nước Hoa Kỳ lúc đó được giao nhiệm vụ điều tra các hành vi bán phá giá và ấn định mức thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, nhiệm vụ này đã được chuyển giao cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ đảm nhận sau khi Nghị viện Hoa Kỳ thông qua một đạo luật mới về thực thi hiệp định th- ương mại (Trade Agreement Act), trong đó có quy định liên quan đến việc điều tra, áp dụng thuế chống phá giá vào năm 1979. Sau khi WTO ra đời trên cơ sở kết quả đàm phán của vòng Uruguay vào năm 1995, các quy định của Hoa Kỳ về chống bán phá giá phải tuân thủ theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Trên cơ sở đó, Hoa Kỳ đã ban hành Quy định về chống bán phá giá và chống trợ cấp vào năm 1997, trong đó hướng dẫn tiến trình thực hiện về điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá.

Theo báo cáo về chính sách thương mại của Thái Lan cho WTO, từ năm 1991 Thái Lan đã có quy định pháp quy về thuế chống phá giá dưới hình thức Thông tư của Bộ Thương mại (Notification B.E. 2534) thực hiện Luật về hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu (B.E. 2522) và Luật chống phá giá (B.E. 2507). Từ năm 1999, các luật và quy định nêu trên đã được sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh hơn thành Luật Chống phá giá và trợ cấp (B.E. 2542), với quy định áp dụng chi tiết tại các văn bản quy phạm pháp luật cấp Bộ, thường dưới hình thức Thông tư. Trên thực tế

Thái lan đã nhiều lần áp dụng các luật này để chống lại hàng hoá phá giá nhập khẩu vào Thái Lan. Ví dụ, năm 1994 áp dụng thuế chống phá giá đối với Hydro peroxide của Ấn Độ, liên tục từ 1997 đến nay áp dụng thuế chống phá giá đối với thép hình chữ I nhập khẩu từ Ba Lan và Hàn Quốc, với thép tấm cán nóng của Nga và Ukraina, từ năm 1998 đối với thuỷ tinh nổi của Indonesia.

Trên bình diện quan hệ thương mại đa biên, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) năm 1947 là văn kiện pháp lý đầu tiên quy định về vấn đề này (Điều VI). Năm 1967, các Bên ký kết của GATT đã thỏa thuận “Hiệp định về thực hiện điều VI của GATT”, thường được gọi là Bộ luật chống bán phá giá. Trong vòng đàm phán Tokyo, Hiệp định này được sửa đổi, bổ sung vào năm 1979. Năm 1995, vòng đàm phán Uruguay kết thúc với sự ra đời của WTO và một số các hiệp định liên quan đến thương mại quốc tế, trong đó, vấn đề bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá được điều chỉnh bởi “Hiệp định về thực hiện điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994” (sau đây gọi tắt là Hiệp định chống bán phá giá). Là một trong những hiệp định thương mại đa biên của WTO, Hiệp định này được xếp trong Phụ lục I A của Hiệp định Marrakech thành lập Tổ chức Thương mại thế giới, có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên của WTO. WTO đã thành lập một ủy ban về chống bán phá giá (Anti-dumping Committee) để kiểm soát việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước thành viên, kịp thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các nước thành viên. Các nước chưa là thành viên WTO cũng được khuyến nghị nên thực hiện theo quy đinh của WTO, trong đó có quy định liên quan đến chống bán phá giá.

Trước năm 1997, vấn đề chống bán phá giá chưa được pháp luật ghi nhận. Điều này xuất phát từ lịch sử do chưa quen với thị trường và luật chơi của nó nên trong gần 10 năm đầu của quá trình đổi mới, vấn đề phá giá chưa được các nhà lập pháp quan tâm. Pháp luật về giá cả trong thời kỳ này chủ yếu tập trung quy đinh những biện pháp bình ổn giá như định giá, ban hành khung giá, hiệp thương giá và niêm yết giá. Văn bản pháp luật đầu tiên đề cập đến vấn đề phá giá là Luật Thương mại năm 1997, điều 8 của đạo luật này đã xếp hành vi bán phá giá là một trong số những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Người thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm; và phải bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác nếu hành vi đó gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, Luật thương mại 1997 không đưa ra được các dấu hiệu nhận dạng của hành vi phá giá mà chỉ dừng lại ở việc gọi tên hành vi mà thôi. Mặt khác việc sử dụng các biện pháp mang tính trừng phạt của công quyền như phạt hành chính, hình sự đối với phá giá hàng nhập khẩu thực sự không phù hợp với pháp luật thương mại quốc tế hiện đại. Những hạn chế này đã vô hiệu hoá khả năng áp dụng của đạo luật trong việc đấu tranh loại bỏ phá giá trên thị trường. Vấn đề sử dụng công cụ thuế trong đấu tranh chống phá giá được quy định lần đầu tiên tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/05/1998, cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu bán phá giá vào Việt Nam. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 -2005 cũng quy định về việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá trong năm 2001. Khoản 2 điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy định: “Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau ngoài việc chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu theo Khoản 1 của điều này còn phải chịu thuế bổ sung. Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng đó quá thấp so với giá trị thông thường do được bán phá giá, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá

lần nữa lại rơi vào bế tắc trong việc áp dụng giống như trường hợp của Luật Thương mại vì Việt Nam chưa hình thành một cơ chế điều tra và nhận dạng hành vi phá giá kèm theo. Vì thế, cơ quan Hải quan - cơ quan có trách nhiệm thu thuế bổ sung không có căn cứ để thực hiện nhiệm vụ mà hai văn bản trên giao phó. Đương nhiên, kết quả là sau hơn 6 năm áp dụng, chúng ta chưa thu được đồng tiền thuế nào từ việc chống phá giá hàng nhập khẩu - không phải vì chưa có hành vi phá giá mà vì chúng ta chưa xác định được hành vi nào là phá giá trong thực tiễn.

Ngày 29 tháng 04 năm 2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu và văn bản pháp luật này chính thức có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 2004. Có thể nói Pháp lệnh chống bán phá giá hàng nhập khẩu được coi là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam điều chỉnh một cách toàn diện vấn đề này; có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam tiến nhanh hơn, vững chắc hơn và lành mạnh hơn. Ngày 11 tháng 07 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Mặc dù đã có các quy định về vấn đề này, nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa tiến hành bất cứ vụ điều tra chống bán phá giá nào.

Đối với việc đối phó với việc các nước áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 20/2005/CT- TTg ngày 09 tháng 6 năm 2005 về việc chủ động phòng, chống các vụ kiện thương mại nước ngoài. Theo đó, Thủ tướng đề ra các nguyên tắc trong việc ứng xử đối với các vụ kiện tại nước ngoài, đề ra các phương pháp và biện pháp xử lý đối với các vụ kiện; cũng như phân công cho các cơ quan và tổ chức có liên quan hoặc có thể liên quan tới các vụ kiện này.

Bên cạnh đó, cũng cần phải kể đến các văn bản có liên quan mật thiết đến vấn đề này như Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004; Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 04 năm 2002 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại; Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh; Nghị định số 04/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Có thể nhận thấy rằng hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về chống bán phá giá là tương đối đầy đủ. Tuy vậy, việc chưa áp dụng được trên thực tế mặc dù đã có những hành vi bán phá giá của hàng hoá nhập khẩu tại thị trường Việt Nam là một vấn đề rất đáng suy nghĩ và phân tích thấu đáo.

Tiểu kết: Qua phân tích tại Chương này, có thể nhận thấy rằng, bán phá giá là một phạm trù tồn tại khách quan trong thương mại quốc tế. Việc nghiên cứu các quy định quốc tế (các quy định đa phương và các quy định của pháp luật các nước) về bán giá giá và chống bán phá giá có một ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Điều này giúp cho hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu không bị vướng vào các vụ kiện chống bán phá giá, cũng như không bị áp đặt thuế chống bán phá giá nếu có bị điều tra. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cũng giúp cho Việt Nam xây dựng được một hệ thống pháp luật về chống bán phá giá nhằm bảo hộ các nghành sản xuất trong nước một cách hợp pháp.

CHƢƠNG II:

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)