có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
Như vậy, có thể nhận xét rằng pháp luật Việt Nam quy định tương đối hài hòa so với quy định của Hiệp định chống bán phá giá nhưng chưa cụ thể và còn thiếu quy định về “gộp các loại hàng nhập khẩu”.
2.2. Thủ tục, nội dung điều tra vụ kiện chống bán phá hàng nhập khẩu
2.2.1. Hệ thống cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá biện pháp chống bán phá giá
Bản chất của một vụ kiện phá giá là một tranh chấp thương mại trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên, do gắn liền với nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước trước tình hình cạnh tranh từ hàng hoá bên ngoài nên việc giải quyết vụ kiện phá giá
không còn mang bản chất như một thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp thương mại đơn thuần. Mặt khác, việc điều tra và xác định hành vi phá giá đòi hỏi phải vận dụng đồng thời các kiến thức về kinh tế, tài chính, kế toán…nên không đơn giản. Thêm vào đó, những khó khăn do sự phức tạp trong quan hệ thương mại v- ượt biên giới và những thủ đoạn không lành mạnh của con người đòi hỏi phải có những cơ quan đủ mạnh (mạnh cả về số lượng cán bộ, kinh nghiệm và kiến thức ...) để tiến hành điều tra trên tinh thần khách quan và chính xác. Vì vậy, bên cạnh nhiệm vụ không ngừng hoàn thiện pháp luật về phá giá thì công tác xây dựng bộ máy chống bán phá giá luôn được các quốc gia quan tâm, có vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực thi pháp luật chống bán phá giá.
Theo Pháp lệnh chống bán phá giá, những cơ quan có thẩm quyền tham gia vào quá trình điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
- Cơ quan chống bán phá giá: Cơ quan điều tra chống bán phá giá (gọi tắt là cơ quan điều tra); và Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá đều trực thuộc Bộ Thương mại; và
- Bộ trưởng Bộ Thương mại [59, đ. 7].