Giai đoạn tiến hành điều tra

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 93 - 107)

Quá trình điều tra vụ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá gắn liền với các hoạt động thu thập và xử lý các thông tin, bằng chứng liên quan đến nội dung điều tra. Về điều tra vụ việc chống bán phá giá pháp luật không quy định cụ thể về thủ tục điều tra mà chỉ quy định về giới hạn thời gian, về các quyền của cơ quan điều tra, về các nguyên tắc mà cơ quan điều tra phải tuân thủ khi thực hiện nhiệm vụ. Cơ quan điều tra được quyền tự do trong hoạt động điều tra trên tinh thần tuân thủ các nguyên tắc và các quy đinh về thời hạn mà luật đã ấn định. Theo quy định của Hiệp định của WTO, thời hạn là một năm hoặc trong mọi trường hợp gia hạn không quá 18 tháng; Mexico là 260 ngày, Achentina là một năm, thời gian gia hạn không được quy định cụ thể; đối với Hoa Kỳ, quá trình điều tra là 407 ngày, quá trình rà soát là 545 ngày; đối với Canada là 210 ngày và trong các trường hợp đặc biệt 255 ngày; Brazil, Hàn Quốc, Ấn Độ có quy định tương tự của WTO. Các quy định trong Pháp lệnh chống bán phá giá của Việt Nam về giai đoạn điều tra cũng đơn giản, theo đó, thời hạn điều tra được giới hạn tối đa là l2 tháng

tổng số lượng hàng hoá tương tự của bộ phận ngành công nghiệp ủng hộ đơn khởi kiện. Nếu bên khởi kiện không thoả mãn điều kiện thứ hai, DOC sẽ sử dụng một trong những biện pháp sau để xác định mức độ ủng hộ của ngành công nghiệp: bỏ phiếu trong phạm vi ngành công nghiệp hoặc sử dụng các nguồn thông tin khác.

Thẩm định đơn khiếu kiện và bắt đầu quá trình điều tra của DOC: trong vòng 20 ngày sau khi đơn khiếu kiện được nộp, DOC sẽ thẩm định và xem xét việc mở một cuộc điều tra theo yêu cầu của bên khiếu kiện có cần thiết và hợp lý không. Nếu như việc thẩm định xác nhận là cần thiết, quá trình điều tra sẽ bắt đầu. Nếu không, DOC bác đơn khiếu kiện và kết thúc thủ tục điều tra.

(nếu gia hạn thì không quá 18 tháng). Nội dung quan trọng nhất trong hoạt động điều tra là quá trình thu thập bằng chứng và xử lý thông tin để đưa ra các kết luận về nội dung điều tra. Quá trình điều tra bao gồm 5 bước như được nêu dưới đây.

a . Thu thập chứng cứ

Việc điều tra chống bán phá giá thông thương mại quốc tế là một công việc khó khăn và phức tạp. Những khó khăn và phức tạp mà cơ quan điều tra gặp phải do sự bất đồng về ngôn ngữ, do khả năng thu thập tài liệu từ hai thị trường khác nhau, sự khác biệt về tập quán kinh doanh và Khoảng cách về địa lý; ngoài ra việc xử lý các dữ liệu kế toán để tìm dấu tích của hành vi bán phá giá, để tính toán thiệt hại và bóc tách các yếu tố có ảnh hưởng nhằm kết luận về mối quan hệ nhân quả giữa phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước không phải là dễ dàng. Mặt khác các quy định của pháp luật bảo vệ quyền giữ bí mật kinh doanh lại là một rào cản pháp lý đối với hoạt động tìm kiếm bằng chứng của hành vi phá giá. Để giải quyết những vấn đề trên, pháp luật chống bán phá giá trên thế giới đã đưa ra các quy định mang tính nguyên tắc, được coi như những giải pháp nhằm giải phóng trách nhiệm và hỗ trợ cho cơ quan điều tra. Đó là các quy định về :

(i) Nghĩa vụ cung cấp thông tin

Hiệp định chống bán phá giá buộc các bên liên quan phải cung cấp cho các cơ quan điều tra bất kỳ thông tin liên quan nào mà họ yêu cầu về giá thành và những vấn đề phục vụ cho quá trình điều tra. Trên thực tế, các cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp thông tin trên cơ sở những câu hỏi trong thời hạn trả lời không dưới 30 ngày. Nếu việc trả lời các thông tin được yêu cầu là chưa đầy đủ, bên bị kiện phải hành động với khả năng tốt nhất của mình để cung cấp các thông tin được yêu cầu. Thực tiễn chống phá giá của Hoa Kỳ, bản câu hỏi được coi là phương tiện cơ bản để có được thông tin phục vụ cho hoạt động điều tra của hai cơ

quan điều tra (là ITC và DOC) [19, tr. 8]. Pháp luật Việt Nam cũng có quy định tương tự về “bảng câu hỏi” tại Điều 23 của Nghị định 90/2005/NĐ-CP. Đây là một cách chủ động của cơ quan điều tra mà thực tiễn điều tra của các nước đã áp dụng một cách thành công. Cách thức đưa ra bản câu hỏi điều tra không chỉ đảm bảo nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên liên quan, mà cơ quan điều tra còn có thể chủ động định hướng nguồn thông tin cần tìm kiếm phục vụ hữu hiệu cho quá trình điều tra.

(ii) Các nguyên tắc

- Nguyên tắc sử dụng thông tin sẵn có tốt nhất được quy định tại điều 6.8 Hiệp định chống bán phá giá và điều 13 Khoản 2 Pháp lệnh chống bán phá giá. Theo đó, nguyên tắc này được sử dụng khi bên bị kiện không hợp tác hoặc không thể hợp tác trong việc cung cấp thông tin đã yêu cầu thì cơ quan điều tra có quyền sử dụng những thông tin có sẵn, kể cả những thông tin do ngành sản xuất trong nước (bên kiện) cung cấp miễn là cơ quan điều tra chứng minh được tính khả thi trong việc sử dựng những thông tin đó. Đương nhiên, khi đó có thể dẫn đến những kết luận bất lợi cho bên không hợp tác trong việc cung cấp thông tin. Vì thế nó được coi là một biện pháp tạo áp lực buộc các chủ thể có liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá bị yêu cầu phải hợp tác nhằm tự bảo vệ mình trước vụ kiện.

- Nguyên tắc tôn trọng quyền được thông tin được bảo mật thông tin khi

cần thiết. Dựa trên quan điểm coi vụ việc chống bán phá giá là một tranh chấp giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế, vì thế, mọi chủ thể có liên quan, đặc biệt là bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và bên đưa ra yêu cầu đều có quyền được cơ quan điều tra tạo cơ hội để đưa ra chứng cứ, thông tin bác bỏ khiếu nại hoặc ý kiến của bên kia nhằm bảo vệ quyền lợi cho

mình. Để đạt được mục đích đó, pháp luật phải tạo cơ hội cho họ tiếp cận những thông tin mà

các bên đã cung cấp cho cơ quan điều tra. Vì vậy, Hiệp định chống phá giá của WTO và pháp luật của các nước đều quy định quyền được thông tin của các bên, theo đó:

+ Toàn bộ bản sao văn bản khiếu nại phải trao cho các nhà xuất khẩu bị nghi ngờ bán phá giá và trao cho Chính phủ nước xuất khẩu có liên quan;

+ Bằng chứng do một bên đưa ra phải nhanh chóng đưa ngay cho các bên khác tham gia điều tra;

+ Các bên có quyền đọc tất cả các thông tin trừ những thông tin mật do cơ quan điều tra sử dụng trong cuộc điều tra để giúp họ chuẩn bị bản tường trình [21, đ. 6].

Bên cạnh quyền được cung cấp thông tin của các bên có liên quan, truyền thống pháp lý về chống phá giá đặt ra một nguyên tắc về bảo mật cho những thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của người cung cấp thông tin. Thông thường những thông tin loại này là các thông tin khi công bố sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các đối thủ cạnh tranh hoặc khi công bố sẽ ảnh hưởng xấu đến người cung cấp thông tin. Khi đó, người cung cấp có quyền yêu cầu cơ quan điều tra phải bảo mật đối với các thông tin được cung cấp, cơ quan điều tra xem xét tính hợp lý của yêu cầu. Nếu xét thấy tính chất của thông tin đúng như yêu cầu thì trong quá trình điều tra không được công bố công khai. Quyền được thông tin và quyền được bảo mật thông tin có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cân đối quyền lợi của các bên tham gia vào vụ việc, hỗ trợ cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ việc. Điều 15 Pháp lệnh chống bán phá giá cũng có quy định tương tự, cụ thể là: + Thứ nhất, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm giữ bí mật thông tin được cung

cấp khi nhận được yêu cầu thỏa đáng của các bên liên quan đến quá trình điều tra và yêu cầu các bên này cung cấp tóm tắt thông tin cần giữ bí mật.

+ Thứ hai, các bên liên quan đến quá trình điều tra được phép tiếp cận các thông tin đã cung cấp cho cơ quan điều tra, trừ thông tin cần giữ bí mật.

(iii) Tổ chức tham vấn và điều tra thu thập thông tin tại chỗ

Trên tinh thần các bên liên quan đến vụ việc đều được tôn trọng quyền tự bảo vệ lợi ích của mình, Hiệp định chống bán phá giá và Pháp lệnh chống bán phá giá đều quy định một cách thức tiến hành thu thập thông tin và kiểm tra thông tin của cơ quan điều tra là tổ chức tham vấn. Tham vấn có nghĩa là cơ quan điều tra tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan đến vụ việc, đặc biệt là các bên có lợi ích đối lập nhau có cơ hội gặp nhau để trình bày quan điểm, đưa ra các bằng chứng và lập luận phản bác quan điểm của nhau. Tuy nhiên, cuộc tham vấn không phải là phiên xét xử cũng không phải là một cuộc hoà giải như trong các vụ án dân sự - kinh tế, khi một bên vắng mặt thì quyền lợi của họ vẫn phải được tôn trọng [21, đ. 6.2, 53, đ. 14].

Bên cạnh đó, cơ quan điều tra cũng có thể tiến hành điều tra trên lãnh thổ của các nước khác có liên quan để tìm kiếm những thông tin về giá, chi phí sản xuất, số lượng sản phẩm cùng loại được xuất khẩu, được tiêu thụ tại thị trường nội địa ... nếu được các nhà xuất khẩu và các công ty liên quan đồng ý và Chính phủ nước được đề nghị không phản đối. Trên thực tế, hầu hết trong các vụ điều tra chống bán phá giá mà các nước thực hiện, cơ quan điều tra thường tiến hành điều tra tại chỗ nhằm tìm kiếm những thông tin tốt nhất, khả thi nhất và thẩm tra những bằng chứng có được. Pháp lệnh chống bán phá giá chưa quy định việc điều tra tại chỗ.

(*) Thu thập thông tin từ những nhà nhập khẩu được lựa chọn. Trong trường

hợp có quá nhiều nhà xuất khẩu nhập khẩu hoặc loại hàng hoá mà việc thu thập thông tin từ tất cả các chủ thể trên là khó có thể thực hiện một cách đầy đủ. Đây là

vấn đề của thực tiễn mà pháp luật Việt Nam chưa quy định. Nội dung này đã được pháp luật quốc tế và các nước quy định chi tiết, cụ thể: pháp luật của WTO cho phép cơ quan điều tra có thể lựa chọn và hạn chế phạm vi điều tra đến một số lượng nhất định các nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu nào đó. Việc lựa chọn này phải được sự nhất trí của các nhà xuất khẩu, các nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu có liên quan sau khi tiến hành tham vấn [21, đ. 6.10]. Liên quan đến vấn đề này, luật pháp Hoa Kỳ sử dụng phương pháp gia hạn tỷ lệ doanh số trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đó vào Hoa Kỳ từ các nhà xuất khẩu. Theo đó, Bộ Thương mại chỉ kiểm tra và thu thập thông tin từ những nhà sản xuất có doanh số bán hàng chiếm Khoảng 60 - 85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ từ một nước cụ thể. Vì vậy, những nhà sản xuất hoặc người xuất khẩu nhỏ có thể sẽ không được lựa chọn để tham gia vào quá trình điều tra [19, tr. 8]. Việc bổ sung các quy định này, và nghiên cứu cách lựa chọn cho phù hợp với tập quán quốc tế và tình hình Việt Nam là cần thiết.

b. Kết luận sơ bộ

Hoạt động điều tra được thực hiện qua hai giai đoạn là điều tra để đưa ra kết luận sơ bộ và tiến hành thẩm tra để ra quyết định cuối cùng về vụ việc. Pháp lệnh chống bán phá giá quy định: “trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định điều tra, cơ quan điều tra công bố kết luận sơ bộ về các nội dung có liên quan đến quá trình điều tra; trường hợp đặc biệt, thời hạn này có thể được gia hạn nhưng không quá 60 ngày. Kết luận sơ bộ và các căn cứ chính để kết luận sơ bộ phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan bên quá trình điều tra. [60, đ. 17]

Kết luận sơ bộ có ý nghĩa là cơ sở cho việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhằm tạm thời ngăn chặn những thiệt hại xảy ra cho ngành sản xuất nội địa trước khi có quyết định chính thức. Ngược lại, khi kết luận sơ bộ là phủ định,

nó sẽ là cơ sở để chấm dứt điều tra, trả lại cho thị trường tình trạng ban đầu một cách nhanh chóng, bảo vệ quyền lợi cho các nhà xuất khẩu, nhà sản xuất nước ngoài và nhà nhập khẩu hàng hoá bị kiện vô căn cứ.

c. Kết luận cuối cùng

Điều 18 Pháp lệnh chống bán phá giá quy định: khi kết thúc quá trình điều tra, cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra. Kết luận cuối cùng là căn cứ chính để ra quyết định áp dụng hay không các biện pháp chống bán phá giá. Kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra.

Kết luận cuối cùng và kết luận sơ bộ được Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá xem xét lại và các thành viên của Hội đồng sẽ thảo luận và quyết định xem không có hoặc có việc bán phá giá gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước [60, đ. 22.1]. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam chưa quy định về trình tự xem xét lại của Hội đồng. Kết luận cuối cùng và kiến nghị của Hội đồng là cơ sở để áp dụng hay không áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Trong thực tế chống bán phá giá của các nước trên thế giới, kết luận cuối cùng đồng thời là quyết định có áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không và mức độ áp dụng. Do đó, ảnh hưởng của quyết định này đối với luồng thương mại quốc tế của nước tiến hành điều tra đối với sản phẩm bị điều tra và việc bảo vệ nền sản xuất nội địa là rất lớn. Chính vì thế để đưa ra kết luận cuối cùng đòi hỏi một mức độ chứng cứ cao hơn so với kết luận sơ bộ và đương nhiên những yêu cầu của pháp luật liên quan đến việc thẩm tra lại các chứng cứ là cơ bản. Pháp luật của Hoa Kỳ quy định để đưa ra kết luận cuối cùng sau khi đã có kết luận sơ bộ khẳng định có phá giá và có thiệt hại, các cơ quan điều tra sẽ xác định cụ thể và cẩn thận mọi chứng cứ có liên quan đến các nội dung điều tra, tổ chức phiên điều trần công khai (do ITC thực hiện). Các bên được đưa ra các bản giải trình, có cơ hội phân tích và

bình luận các chứng cứ, các số liệu mà cơ quan điều tra sử dụng [68, tr. 3-5]. Phiên điều trần này có ý nghĩa rất lớn cho quyết định của cơ quan điều tra trong kết luận cuối cùng. Hoạt động điều trần không phải là hoạt động xét xử mà chỉ đơn thuần là một hoạt động điều tra, mặc dù các bên không được đưa ra chứng cứ mới nhưng được quyền tranh luận và cơ quan điều tra được thẩm vấn các bên nhằm tìm kiếm mức độ tin cậy của thông tin đang sử dụng. Hiệp định về chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 93 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)