đối phù hợp với các quy định của WTO;
- Thứ ba, chúng ta đã có những bài học bổ ích từ thực tiễn các vụ việc hàng
hoá của Việt Nam bị áp dụng thuế chống bán phá giá ở nước ngoài.
3.1.3. Các bất cập trong việc thực thi pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam Nam
Ở Việt Nam, việc điều tra chống bán phá giá chưa được thực hiện trên thực tế cho nên chúng ta chưa có số liệu thống kê về thực tiễn bán phá giá hàng nhập khẩu. Tất cả những thông tin về hành vi phá giá một số loại hàng hoá nhập khẩu vào thị trường nước ta đều chỉ là những phỏng đoán dựa trên những số liệu của thực tế từ những doanh nghiệp hoặc là kết quả của các công trình nghiên cứu của Bộ Thương mại, Viện nghiên cứu giá cả .... Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế là một lĩnh vừa phức tạp về kỹ thuật lại vừa nhạy cảm trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia cho nên chúng ta cũng sẽ gặp nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Thứ nhất là những vấn đề đặt ra từ hạn chế của Pháp lệnh chống bán phá
giá. Pháp lệnh chống bán phá giá mới chỉ dừng lại ở việc thiết lập một khung pháp lý chung cho việc nhận dạng thế nào là phá giá, thiết lập các nguyên tắc cho một trình tự điều tra phá giá và thành lập một hệ thống cơ quan chống phá giá chưa được hoàn thiện. Kinh nghiệm chống bán phá giá của các nước trên thế giới trong một thế kỷ qua cho thấy, việc đi tìm những căn cứ làm cơ sở để áp dụng các biện pháp chống bán phá giá như xác định hiện tượng bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả. tính toán biên độ phá giá ... vừa khó về kỹ thuật lại vừa phức tạp về mặt xã hội vì đụng chạm đến nhiều lợi ích đối lập nhau không chỉ trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia có liên quan, mà còn giữa những thành
phần lợi ích khác nhau trong thị trường nước nhập khẩu. Pháp luật các nước bên cạnh việc đặt ra những nguyên tắc chung xác định hành vi phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và việc phá giá, còn quy định một cách chi tiết những cơ sở và thông số cần sử dụng trong quá trình điều tra xác định những dấu hiệu trên. Pháp lệnh chống phá giá năm 2004 mới chỉ quy định các khái niệm cơ bản như phá giá, thứ tự ưu tiên trong việc xác định giá thông thường. khái niệm biên độ phá giá... hàng loạt các vấn đề khác có liên quan nhưng vô cùng quan trọng chưa được luật quy định như: cách xác định giá thông thường, giá xuất khẩu, thời điểm cũng như cấp độ thương mại để xác định giá xuất khẩu, phương pháp so sánh để tìm biên độ phá giá, các thông số của thiệt hại vật chất, điều kiện thương mại thông thường, yêu cầu về sự trong sạch của sổ kế toán được cung cấp… Những vấn đề mà Pháp lệnh chưa quy định không chỉ liên quan đến kỹ thuật tính toán mà còn là những vấn đề pháp lý đòi hỏi pháp luật phải giải quyết. Nếu không, việc tiến hành xác định các dấu hiệu làm cơ sở cho quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá không thể thực hiện hoặc nếu thực hiện sẽ tạo ra một khoảng không rất rộng và mang tính chủ quan. Điều này sẽ đem lại sự kém hiệu quả trong áp dụng pháp luật.
Trình tự thủ tục tiến hành điều tra một vụ việc chống bán phá giá còn quá chung, hầu như mới chỉ dừng lại ở các nguyên tắc cho việc thu thập và xử lý thông tin và xác định thời hạn cho quá trình điều tra và ra quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Từ quan điểm tính nguyên tắc là một vụ việc chống bán phá giá bao giờ cũng được coi là vấn đề giữa các bên trong quan hệ thương mại quốc tế mà không phải là vấn đề giữa Nhà nước với chủ thể thực hiện việc phá giá. Do đó, sự chủ động của cơ quan nhà nước với tư cách như một trọng tài tham gia vào giải quyết vụ việc, và nghĩa vụ mà các bên phải tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của chính mình đã được pháp luật của các nước thừa nhận bằng các quy định liên quan đến quyền lựa chọn các chủ thể tham gia vào điều tra của cơ quan có thẩm quyển; việc chủ động đưa ra những câu hỏi để thu thập và kiểm tra thông tin; lựa
chọn cách thức điều tra cho phù hợp; nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong vụ việc ... bên cạnh các quy định về nguyên tắc áp dụng, về thời hạn điều tra... Với hạn chế này, cơ quan điều tra cũng như cơ quan áp dụng biện pháp phá giá chắc chắn sẽ gặp nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện quyền hạn mà pháp lệnh đã quy định.
Cho đến nay trong pháp luật và trong khoa học pháp lý của Việt Nam vẫn chưa có sự ngã ngũ trong việc xác định bản chất của cơ quan chống bán phá giá. Vì thế các quy định trong pháp lệnh chống bán phá giá cũng còn mập mờ về bản chất của cơ quan này. Về mặt tổ chức, Bộ Thương mại là cơ quan có vai trò chính và cơ bản trong việc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Bộ máy chống bán phá giá trực thuộc Bộ Thương mại mà người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính là Bộ trưởng. Thiết kế mô hình bộ máy chống bán phá giá trực thuộc hệ thống hành pháp (trực thuộc Bộ) như Pháp lệnh có một số thuận lợi như: quá trình thực hiện pháp luật và chính sách chung về chống bán phá giá sẽ thống nhất, thủ tục ra quyết đinh sẽ nhanh gọn, đồng thời sẽ không gặp nhiều khó khăn trong thiết kế mô hình tổ chức và hoạt động vì đã có nhiều kinh nghiệm về tổ chức các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, bản chất và yêu cầu của việc điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đòi hỏi bộ máy chống bán phá giá cho dù được tổ chức với tư cách là cơ quan độc lập hay trực thuộc một cơ quan chủ quản nào đó trong hệ thống hành pháp, thì vẫn phải đáp ứng được yêu cầu độc lập về hoạt động. Với cách tổ chức cơ quan điều tra và Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, cũng như những rắc rối trong việc xác định thẩm quyền của các cơ quan này được pháp lệnh quy định, thì việc bảo đảm sự độc lập trong hoạt động và ra các kết luận của bộ máy này là điều khó thực hiện. Sự can thiệp từ phía cơ quan chủ quản và những người có thẩm quyền về việc bổ nhiệm thành viên của bộ máy chống bán phá giá đủ để tác động đến tính khách quan của các kết luận và các quyết định quan trọng mà bộ máy chống phá giá đưa ra. Khi đó, không những quyền và nghĩa vụ chính dáng của các bên liên quan bị vi phạm mà từ đó quan hệ
thương mại quốc tế nói riêng và sự nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế chắc chắn sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.
Thứ hai, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm liên quan đến việc chủ động
chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Vấn đề bán phá giá chỉ thực sự sôi động trong khoa học và trong đời sống của thị trường nước ta khi cá tra và cá ba sa của Việt Nam bị Hiệp hội sản xuất cá da trơn của Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá.
Thứ ba, thực tiễn chống bán phá giá của các nước trên thế giới cho thấy, để
đối phó thành công trong việc chống lại hành vi bán phá giá, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong thị trường nội địa là yêu cầu sống còn. Đó là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành sản xuất hoặc các doanh nghiệp trong cùng một chu trình sản xuất sản phẩm có liên quan, sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp, với hội bảo vệ người tiêu dùng... Thực tế của thị trường Việt Nam cho thấy có sự lỏng lẻo thậm chí có phần yếu kém trong việc liên kết giữa các nhà sản xuất trong nước với nhau và với người tiêu dùng, giữa các cơ quan Nhà nước với nhau và với các doanh nghiệp. Tìm kiếm một cơ chế liên kết chặt chẽ và vì lợi ích chung giữa các chủ thể nói trên còn khá hiếm. Đặc biệt, trong môi trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước với vai trò chủ đạo và có vị trí độc quyền trong một số lĩnh vực hàng hoá, còn kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn nước ngoài lại đang phát triển nhanh về số lượng cũng như quy mô thì sự liên kết, phối hợp giữa các chủ thể là rất khó thực hiện. Điều này đặt ra vấn đề triển khai áp dụng pháp luật chống bán phá giá như thế nào để đảm bảo được lợi ích chung cho xã hội. Trong quá trình chống bán phá giá, những doanh nghiệp nào lớn, có sức mạnh đáng kể về chính trị thì có nhiều cơ hội trong việc vận động các cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra và áp dụng biện phá chống bán phá giá. Khi đó, những doanh nghiệp tư nhân, hàng vạn hộ nông dân với tình trạng thấp cổ bé họng không thể có khả năng yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục cần thiết để bảo vệ sự tồn tại lành mạnh của mình nếu như không có sự phối hợp giữa họ với nhau và với cơ quan Nhà nước. Vì thế, bên cạnh những khó khăn do yếu kém về kiến thức và kinh nghiệm thì sự phối hợp không đồng bộ như đã trình bày đang trở thành một cản trở lớn.
Thứ tư là những khó khăn từ thực tiễn nhạy cảm của quan hệ thương mại
quốc tế. Chính sách thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng lớn bởi quan hệ chính trị giữa các đối tác. Các biện pháp chống bán phá giá không nằm ngoài quy luật đó. Thực tiễn các vụ kiện chống bán phá giá mà hàng hoá từ Việt Nam phải đối phó tại các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ cho thấy, chúng ta khó có thể gây áp lực chính trị với họ. Với tiềm lực kinh tế, khoa học và kỹ thuật ... của Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy rõ áp lực của chúng ta không đủ mạnh. Ngược lại, nếu nước ta chủ động tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ những quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn, có thể chính phủ của nước có hàng hoá bị điều tra sẽ dùng sức mạnh chính trị hoặc kinh tế để ép Việt Nam nhân như- ợng đối với họ, chẳng hạn họ có thể dùng các lá bài như viện trợ phát triển chính thức (ODA), gia hạn quy chế tối huệ quốc (MFN) ... để đem ra mặc cả với chúng ta. Những mặc cả kiểu này đôi khi là sự ép buộc mà nước ta phải chấp nhận.[3, tr 57]
Thứ năm là vấn đề khó khăn về khả năng tài chính để thực hiện một vụ điều
tra chống bán phá giá. Điều tra chống bán phá giá liên quan đến thị trường của nhiều nước khác nhau, vì thế bên cạnh những khó khăn mà cơ quan điều tra gặp phải trong khả năng thu thập và xử lý tài liệu một vấn đề tế nhị nhưng rất thực tế là chi phí cần thiết cho việc điều tra và xử lý vụ việc. Thông thường, đó là những chi phí phát sinh cho các bên liên quan như: phí tư vấn pháp lý, chi phí phát sinh từ việc đàm phán... chi phí phát sinh cho cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá như chi phí để điều tra: xác minh thông tin tại thị
trường của các nước có liên quan... Các khoản chi phí này thường là rất lớn và vư- ợt quá khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Và đây chính là một cản trở lớn trong việc quyết định nộp đơn yêu cầu chống phá giá của doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, để có thể thực hiện Pháp lệnh chống bán phá giá hiệu quả, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng phải tính đến những giải pháp giải quyết vấn đề tài chính phát sinh từ những vụ việc cụ thể.