Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 75 - 77)

Theo Pháp lệnh chống bán phá giá, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá (thuộc Bộ Thương mại) có chức năng xem xét các kết luận của cơ quan điều tra, thảo luận và quyết định theo đa số về việc không có hoặc có bán phá giá hàng hoá vào Việt Nam; gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; và trên cơ sở đó kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá. Kiến nghị của Hội đồng xử lý là một trong những cơ sở để Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thành phần của Hội đồng xử lý vụ việc bao gồm thành viên thường trực và thành viên khác làm việc theo từng vụ việc. Hoạt động của các thành viên thường trực đảm bảo cho Hội đồng có khả năng làm việc thường xuyên và ổn định, bên

cạnh đó, tùy theo yêu cầu chuyên môn của từng vụ việc các thành viên làm việc theo vụ việc sẽ được bổ nhiệm cho phù hợp. Các tiêu chuẩn để lựa chọn thành viên chuyên trách và các tiêu chuẩn của thành viên kiêm nhiệm, cũng như những nội dung liên quan đến nhiệm kỳ, thẩm quyền bổ nhiệm ... được cụ thể hóa bởi Nghị định 04/2006/NĐ-CP và Nghị định 06/2006/NĐ-CP, nhưng cũng chưa thật sự rõ ràng. Theo quy định của hai nghị định này, có thể đưa ra nhận xét rằng Cục Quản lý Cạnh tranh là cơ quan điều tra sơ cấp các hành vi bán phá giá và Hội đồng xử lý là cơ quan thứ cấp xem xét các vụ việc bán phá giá trên cơ sở xem xét và nghiên cứu các kết luận của Cục Quản lý Cạnh tranh. Khi xác định có hành vi bán phá giá, nhiệm vụ của cơ quan điều tra là kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, còn nhiệm vụ của Hội đồng xử lý là kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá.

Tuy nhiên, pháp luật về vấn đề này còn nhiều vấn đề chung chung và chồng chéo. Theo quy định tại điều 17 và điều 18 Pháp lệnh chống bán phá giá, kết luận sơ bộ hoặc kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra chính là những kết luận khẳng định “có hay không có việc bán phá giá hàng nhập khẩu” và “có hay không thiệt hại thực tế hoặc sự đe dọa thiệt hại cho nền sản xuất nội địa”. Việc các thành viên của Hội đồng xử lý vụ việc thảo luận và một lần nữa quyết định theo đa số về việc không có hoặc có bán phá giá gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là làm lại công việc mà cơ quan điều tra đã thực hiện. Giả sử xem các công việc mà Hội đồng thực hiện theo quy định trên là hành vi kiểm tra lại kết quả của cơ quan điều tra thì chắc chắn pháp luật phải giải quyết mối quan hệ trong hoạt động của Cơ quan điều tra và hoạt động của Hội đồng xử lý, và phải dự liệu những tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc, nhất là khi có sự bất đồng ý kiến giữa hai cơ quan này. Trong trường hợp Cơ quan điều tra khẳng định tất cả các nội dung điều tra là đã xảy ra, nhưng khi Hội đồng xử lý xem xét lại các kết luận của cơ quan điều tra lại nhận thấy không có phá giá hoặc không có thiệt hại rồi từ đó đã ra kết luận phủ nhận, thì kết luận của cơ quan

nào sẽ được sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ việc. Các quy định hiện hành chưa quy định cụ thể về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)