Theo quan điểm của WTO, khi xảy ra hiện tượng chống bán phá giá thì các chính phủ nên xây dựng các văn bản pháp luật, để xác định hàng hoá bán phá giá,
nguyên tắc và điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, đồng thời quy định các thủ tục hành chính tiến hành các hoạt động điều tra đối với những khiếu nại về hành động bán phá giá. Chính phủ phải chỉ định một hay nhiều cơ quan chức năng thực hiện các điều tra đó.
Chúng ta đang trong giai đoạn cuối cùng của quá trình chuẩn bị đàm phán gia nhập WTO, do đó có thể thấy rằng một ưu điểm đầu tiên trong việc thực thi pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam là nhà nước ta đã và đang rất quan tâm tới vấn đề này. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng, trong đó có quy định về vấn đề chống bán phá giá.
Hiện nay, chúng ta đã có Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam quy định khá đầy đủ các vấn đề pháp lý về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, đặc biệt là Pháp lệnh tương đối phù hợp với các quy định về chống bán phá giá của WTO. Tuy nhiên từ thời điểm Pháp lệnh có hiệu lực đến nay, Việt Nam vẫn chưa tổ chức cuộc điều tra chống bán phá giá vào và tất nhiên là chưa thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với bất kỳ trường hợp nào cả. Mặc dù là như vậy, nhưng với sự ra đời của Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn thi hành, thì đây cũng là một kết quả đáng mừng, một nỗ lực của Nhà nước ta nhằm điều chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách thương mại cho phù hợp với tập quán, các quy tắc và chuẩn mực của WTO, đồng là một quyết tâm của Nhà nước ta kiên quyết chống lại các hành động bán phá giá nhằm chiếm đoạt thị trường, gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa, quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, khuyến khích tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Để triển khai thi hành pháp luật về chống bán giá giá, theo tác giả có một số thuận lợi sau đây: