Hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã đạt được thành tựu ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, tình trạng hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá ngày càng tăng. Trong xu hướng nhiều nước trên thế giới tăng cường sử dụng biện pháp chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ thì có thể dự kiến rằng trong thời gian tới chúng ta sẽ phải đối phó với biện pháp này nhiều hơn khi kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh.
Theo thống kê của Bộ Thương mại, kể từ năm 1994 cho đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã phải chịu 22 cuộc điều tra áp dụng các biện pháp khắc phục thương mại trong đó có 18 cuộc điều tra chống bán phá giá (chiếm 81%) và có 8 cuộc có áp thuế chống bán phá giá. Như vậy so với các biện pháp khắc phục thương mại khác (tự vệ, chống trợ cấp), biện pháp chống bán phá giá được sử dụng thường xuyên nhất. Cụ thể như sau:
STT Năm Mặt hàng Nƣớc kiện Kết quả
1 1994 Gạo Colombia
- Không áp thuế vì mặc dù có bán phá giá ở mức 9,07% nhưng không gây tổn hại cho ngành trồng lúa của Colombia. 2
2 1998 Mì chính EU - Áp thuế chống bán phá giá, mức: 16,8%. 3
1998 Giầy dép EU - Không áp thuế vì thị phần gia tăng nhỏ so với Trung quốc, Indonesia và Thái lan.
4 2000 Bật lửa
gas Ba lan
- Áp thuế chống bán phá giá, mức: 0,09 Euro/chiếc.
5 2001 Tỏi Canada - Áp thuế chống bán phá giá, mức: 1,48 đô la Canada/kg. 6 2002 Giày và đế giày không thấm nước Canada
- Không áp thuế vì giày và đế giày nhập khẩu từ Việt Nam không đe doạ ngành sản xuất giầy Canađa (phán quyết của CITT 07/01/04)
7
2002 Bật lửa Hàn Quốc - Vụ kiện bị đình chỉ do ngành công nghiệp nội địa của nước này rút đơn kiện. 8
2002 Bật lửa EU - Vụ kiện bị đình chỉ do ngành công nghiệp nội địa của nước này rút đơn kiện. 92002 Cá tra, Hoa Kỳ - Áp thuế chống bán phá giá, mức từ
9 basa 36,84% đến 63,88% 10 2003 Oxyde kẽm EU - Áp thuế chống bán phá giá, mức 93% 11 2003 Vòng khuyên kim loại EU
- Loại có 17-23 vòng khuyên: Áp thuế chống bán phá giá mức tương đương với chênh lệch giữa 325Euro/1000 chiếc với giá ghi trên hoá đơn của người bán đến biên giới.
- Loại khác có 17-23 vòng khuyên có mức thuế là 78,8%
12 2003 Tôm Hoa Kỳ - Đánh thuế chống bán phá giá, mức từ 4.30% đến 25.76% 13 2004 Săm lốp xe đạp, xe máy Thổ Nhĩ Kỳ - Đánh thuế chống bán phá giá: Lốp xe máy (2,25-17 inch): 30%; Săm xe máy (2,25-17 inch): 44%; Lốp xe đạp: 29%; săm xe đạp: 49%
14 2004 Xe đạp EU Đang tiến hành điều tra (Quyết định ngày 29/04/2004)
15 2004
Ống, tuýp thép hoặc cút thép
EU Đang tiến hành điều tra (Quyết định ngày 11/08/2004) 1 16 2004 Chốt, then cửa bằng inox và
EU Đang tiến hành điều tra (Quyết định ngày 24/08/2004)
các phụ tùng 17 2004 Đèn huỳnh quang (CFL-i)
EU Đang tiến hành điều tra (Quyết định ngày 10/09/2004)
18 2004 Ván lướt
sóng Peru
Đang tiến hành điều tra (Quyết định ngày 27/09/2004)
(Nguồn Bộ Thương mại)
Ban đầu, các mặt hàng bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá không phải là các mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên chưa ảnh hưởng rõ nét đến tình hình xuất khẩu của ta. Các mặt hàng bị đánh thuế chống bán phá giá là mì chính, bật lửa, tỏi đều là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu không cao. Do đó, tác hại của ba vụ này đối với sản xuất và đời sống của người lao động chưa lớn nên dư luận chưa quan tâm nhiều. Những mặt hàng xuất khẩu chiến lược khác như gạo, giầy dép tuy bị các nước điều tra nhưng cuối cùng chưa bị đánh thuế chống bán phá giá.
Tình hình rõ ràng đã trở nên nghiêm trọng khi Hiệp hội nuôi cá da trơn Hoa Kỳ chính thức nộp đơn tới các cơ quan chức năng yêu cầu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra và cá ba sa nhập khẩu từ Việt Nam. Khác với những vụ trước, nếu Việt Nam thất bại trong vụ này thì cuộc sống của hàng vạn nông dân nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng. Hơn thế nữa, điều này có thể tạo ra một tiền lệ xấu cho các nước khác điều tra phá giá với các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản khác của ta. Và đặc biệt đến năm 2004, Hoa Kỳ lại áp thuế chống bán phá giá đối với một sản phẩm thủy sản khác của Việt Nam – đó là tôm.
Theo quy định của Hiệp định Chống bán phá giá của WTO, một nước nhập khẩu có thể xem xét việc đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu từ
Việt Nam nếu xét thấy giá xuất khẩu hàng hoá đó sang thị trường nước đang tiến hành điều tra thấp hơn giá bán hàng hoá tại thị trường Việt Nam; hoặc thấp hơn chi phí sản xuất; hay thấp hơn giá xuất khẩu của Việt Nam sang một thị trường khác. Riêng đối với trường hợp hàng nhập khẩu từ các nước chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, nước nhập khẩu có thể lấy mức giá của nước thứ ba để so