Các ngành xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 133 - 137)

tất cả các nước khi tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam đều áp dụng cách so sánh giá xuất khẩu của Việt Nam với giá xuất khẩu của một nước thứ ba. Ví dụ, Colombia khi điều tra đã lấy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam so sánh với giá gạo xuất khẩu của Thái lan. Tương tự như vậy, Canada đã lấy giá tỏi xuất khẩu của Việt Nam so với giá tỏi xuất khẩu của Mexico. Rõ ràng cách áp dụng như vậy là không công bằng đối với hàng hóa của Việt Nam và thường dẫn đến việc hàng Việt Nam bị coi là bán phá giá.

Thêm nữa, hàng Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá thường bị gắn với một số nước khác có kim ngạch lớn hơn. Trong phần lớn các trường hợp, hàng xuất khẩu chịu thuế chống phá giá của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu không cao, vì vậy thường không gây thiệt hại đến các nhà sản xuất của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, các nước thường "nhân tiện" đánh thêm thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam khi xem xét đánh thuế chống bán phá giá đối với một số nước khác có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn. Ví dụ, Canada đánh thuế chống bán phá giá chủ yếu với tỏi nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời mở rộng đánh thêm hàng Việt Nam trong khi khối lượng xuất khẩu tỏi của Việt Nam sang Canada không bằng 1/10 mức bình quân của Trung Quốc Tương tự như vậy, Ba Lan đánh thuế chống bán phá giá đối với bật lửa của Việt Nam sau khi đã đánh thuế chống bán phá giá đối với bật lửa Trung Quốc và Đài Loan.

3.1.2.2. Các ngành xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá chống bán phá giá

Việc cần thiết là không chỉ xem xét các ngành xuất khẩu của Việt Nam mà cả các thị trường xuất khẩu của các ngành này, từ đó sẽ xem xét cả hai phía để tìm ra ngành nào dễ bị tổn thương. Ví dụ một ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang một thị trường xuất khẩu sau khi điều tra lại nằm trong nhóm các ngành mà nước này thường hoặc có khả năng tiến hành kiện chống bán phá giá (do một số yếu tố chính trị hay kinh tế), như vậy có thể suy ra là ngành hàng xuất khẩu này có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá ở thị trường này [32, tr. 40].

Sẽ rất hữu ích nếu có thể dự báo cụ thể rủi ro chống bán phá giá cho mỗi ngành xuất khẩu, sâu hơn là cho mỗi sản phẩm xuất khẩu, cho mỗi thị trường xuất khẩu cụ thể của Việt Nam. Ví dụ Việt Nam có 10 ngành xuất khẩu chủ yếu, như vậy sẽ cần đánh giá rủi ro của mỗi ngành này (và các sản phẩm cụ thể cho ngành này) cho mỗi thị trường xuất khẩu của ngành này (tại mỗi thị trường xuất khẩu lại cần nghiên cứu các đặc điểm của từng ngành sản xuất cạnh tranh hàng nhập khẩu liên quan, gồm cả các yếu tố kinh tế và chính trị mà có thể tạo khả năng kiện bán phá giá). Ví dụ cụ thể hơn, một trong các ngành xuất khẩu chính của Việt Nam là dệt may, để dự báo nguy cơ cho mỗi thị trường xuất khẩu cho ngành này, cần nghiên cứu cụ thể các đặc điểm của ngành sản xuất này tại từng nước Việt Nam có xuất khẩu (gồm toàn bộ các yếu tố có tiềm năng tạo nên một vụ kiện bán phá giá như mức độ tập trung của ngành, năng lực và lợi thế cạnh tranh của ngành, khả năng vận động chính trị của hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành này, diễn biến về giá cả sản phẩm trong ngành, tình hình nhập khẩu sản phẩm trong ngành...). Từ đó có thể xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm cho từng ngành, từng sản phẩm, từng thị trường.

Số liệu thống kê cho thấy các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nằm trong nhóm các ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên. Phần lớn các hàng xuất khẩu này có lợi thế so sánh về lao động rẻ (dệt, giày dép) và tài nguyên

(dầu thô, sản phẩm nông lâm). Các ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên chiếm một tỷ lệ lớn các vụ điều tra bán phá giá trong thập kỷ qua. Vì vậy, một kết luận sơ bộ ban đầu có thể đưa ra là hầu hết các hàng xuất khẩu của Việt Nam dễ bị rủi ro về kiện bán phá giá. Ngoài ra các hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng nằm trong nhóm một trong 6 ngành có nguy cơ cao nhất (dệt may). Có thể thấy hàng loạt các sản phẩm của Việt Nam có nguy cơ bị kiện như dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, xe đạp...

Về thị trường xuất khẩu, Châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, mặc dù thị phần đang giảm. Châu Âu duy trì vị trí là thị trường lớn của Việt Nam và thị trường Hoa Kỳ ngày càng trở thành thị trường quan trọng. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Singapore, Đài Loan, Đức, Anh, Pháp, và Hàn Quốc.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương. Các ngành Hoa Kỳ thường kiện bán phá giá chủ yếu liên quan đến các sản phẩm thép (70% tổng số vụ kiện), sau đó là hóa chất, nhựa, cao su, thiết bị điện, dệt....(tức trùng với một số hàng xuất khẩu của Việt Nam). Việc Hoa Kỳ đặt vị thế nền kinh tế phi thị trường cho Việt Nam làm cho hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này dễ gặp rủi ro. Với các thực tế này, các doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ thị trường này để có thể nhận được các tín hiệu cảnh báo sớm.

EU là thị trường lớn thứ 2 ở Việt Nam. Các ngành EU thường kiện bán phá giá chủ yếu nằm trong các lĩnh vực sau: kim loại thường, máy móc và thiết bị cơ khí, thiết bị điện, hóa chất, dệt, đồ gỗ, xe cộ. Như vậy các hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, hàng điện tử, đồ gỗ, xe đạp vào thị trường này có rủi ro cao. Đáng chú ý là EU đã tiến hành nhiều vụ kiện chống bán phá giá nhất so với các nước khác đối với Việt Nam và đã 3 lần áp thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, Việt Nam đã xuất khẩu ngày càng nhiều sang các thị trường khác, vì vậy rủi ro chống bán phá giá cũng tăng lên khi mà ngày càng nhiều nước sử dụng công cụ chống bán phá giá, trong đó có cả các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc....

Như đã trình bày, cũng cần theo dõi chặt chẽ các nước cạnh tranh với Việt Nam xuất khẩu sang cùng một khu vực/một thị trường vì Việt Nam có thể bị dính líu trong vụ kiện dù kim ngạch xuất khẩu không đáng kể do thông lệ tính gộp.

Sau khi xem xét tất cả các thông tin và thống kê về các ngành xuất khẩu của Việt Nam, các đặc trưng chung của thị trường xuất khẩu, các xu hướng chung về tình hình chống bán phá giá trên thế giới, dựa trên các nguyên nhân có thể dẫn tới điều tra thuế chống bán phá giá (như đã xác định trong phần trước của báo cáo), có thể rút ra một số phát hiện và đánh giá sơ bộ như sau:

(i) Thứ nhất, do tính chất sử dụng nhiều lao động và tài nguyên, hầu hết các hàng xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về lao động và tài nguyên có rủi ro bị điều tra chống bán phá giá (một xu hướng chung trên thế giới).

(ii) Thứ hai, các nước có khả năng điều tra và áp dụng thuế bán phá giá đối với hàng hóa của Việt Nam sẽ mở rộng ngoài các nước truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Canada sang các nước khác (phát triển và đang phát triển) khi mà Việt Nam đang đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Vì vậy cần cảnh giác với các nước như Ấn Độ, các nước trong khu vực Đông Nam Á...

(iii) Thứ ba, vị thế kinh tế phi thị trường, thông lệ tính gộp và một khuôn khổ luật pháp chưa hoàn chỉnh sẽ làm tăng tính dễ tổn thương của hàng Việt

Nam xuất khẩu; và

(iv) Thứ tư, các ngành có nguy cơ cao trong tương lai không xa bao gồm các ngành: dệt may, giày dép, đồ gỗ, gốm, hàng điện tử, sản phẩm liên quan đến kim loại, cơ khí, nhựa, cao su, thủy sản.

3.1.2.3. Các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)