Cơ quan điều tra chống bán phá giá

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 72)

Căn cứ Nghị 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Cơ quan điều tra chống bán phá giá tại Việt Nam là Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại. Chức năng chủ yếu của cơ quan này trong vụ việc chống bán phá giá là tiến hành điều tra, rà soát vụ việc và trong trường hợp cần thiết kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời [59, đ 7, kh. 2]. Với chức năng điều tra, cơ quan này có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, kiểm tra nội dung của hồ sơ để trên cơ sở đó Bộ trưởng ra

quyết định điều tra hay không. Vai trò quan trọng nhất của cơ quan điều tra là tiến hành điều tra vụ việc với nội dung:

- Xác định hành vi bán phá giá vào Việt nam và biên độ bán phá giá;

- Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại dáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

- Xác định mối quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hoá vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước [59, đ.13].

Kết quả của quá trình điều tra là các kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra về nội dung vụ việc. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam cơ quan điều tra là cơ quan duy nhất có quyền tiến hành điều tra việc bán phá giá của hàng hoá nhập khẩu cũng như xác định thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ giữa hai yếu tố này.

Cách thức trao quyền điều tra cho một cơ quan duy nhất được các nước trong Cộng đồng chung Châu Âu, và một số nước ở Châu Á như Thái Lan... sử dụng. Trong Cộng đồng chung Châu Âu, Ủy ban Châu Âu đóng vai trò quan trọng trong việc thi hành luật chống bán phá giá, là cơ quan có trách nhiệm nhận đơn đề nghị, quyết định mở cuộc điều tra, tiến hành điều tra, áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, quyết định chấp nhận cam kết giá bởi các nhà sản xuất nước ngoài, kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởng việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức. Trong cơ cấu tổ chức của ủy ban, việc thực thi luật chống bán phá giá được giao cho Tổng vụ thương mại [6, tr. 37]. Theo Luật ngày 1 tháng 7 năm 1996, Hội đồng cạnh tranh của Cộng hòa Pháp (Conseil de la concunence) có thẩm quyền tiến hành điều tra và xử lý hành vi bán phá giá [65, tr. 9]. Tại Thái Lan, trước năm 2000, Bộ Ngoại thương điều tra về phá giá còn Bộ Nội thương điều tra thiệt hại. Từ năm 2000, theo quy định của Luật về chống phá giá và trợ cấp B.E 2542 cả hai

nội dung điều tra đều được giao cho Bộ Ngoại thương [6, tr. 44]. Việc trao nhiệm vụ điều tra cho một cơ quan duy nhất đảm bảo sự thống nhất trong tiến trình thực hiện pháp luật chống bán phá giá đặc biệt trong quá trình quan trọng nhất là điều tra vụ việc, đảm bảo sự đơn giản và gọn nhẹ trong tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, ở góc độ khác do tính chất phức tạp và những đòi hỏi mang tính chuyên môn kỹ thuật của công việc điều tra xác định hành vi bán phá giá và thiệt hại xảy ra đòi hỏi việc xây dựng một bộ máy cơ quan điều tra với cơ chế tổ chức và hoạt động đảm bảo sự khách quan và chính xác trong việc thực hiện nhiệm vụ. Do đó, một cơ quan duy nhất với vai trò điều tra cả ba nội dung của vụ việc chống bán phá giá sẽ gặp nhiều khó khăn, từ đó, đôi khi dễ bị nghi ngờ về tính chính xác và sự khách quan của các kết luận điều tra từ phía những chủ thể có liên quan.

Một số nước khác như Hoa Kỳ, Canada ... đặt ra cơ chế phối hợp điều tra từ hai cơ quan khác nhau với nội dung điều tra khác nhau, nhưng lại hỗ trợ nhau để đưa đến kết luận cuối cùng, với mục đích đảm bảo sự khách quan nhất, chính xác nhất trong các quyết định liên quan đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Cơ quan điều tra về việc bán phá giá của hàng hoá nhập khẩu và xác định biên độ phá giá theo pháp luật Hoa Kỳ là Bộ Thương mại (Vụ Quản lý thương mại quốc tế - ITA-thuộc Bộ Thương mại), ở Canađa là Cục Hải quan và Thuế (CCRA) (Tổng Vụ chống bán phá giá và trợ cấp); việc điều tra có thiệt hại hoặc đe dọa xảy ra thiệt hại theo pháp luật Hoa Kỳ thuộc về Ủy ban thương mại quốc tế (ITC), ở Canada là Toà án thương mại quốc tế Canađa (CITT) [6, tr. 29-34]. Hai cơ quan điều tra này độc lập với nhau trong hoạt động điều tra, sử dụng những chứng cứ được cung cấp hoặc tiến hành những hoạt động nghiệp vụ độc lập để thu thập và xử lý thông tin nhằm đưa ra những quyết định thuộc thẩm quyền một cách đúng đắn. Kết luận cuối cùng về kết quả điều tra của mỗi cơ quan sẽ có ảnh hưởng quyết định đến việc tiếp tục điều tra nữa hay không và việc có áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không. Thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ chỉ được áp dụng khi cả Bộ Thương mại và Ủy ban thương mại quốc tế đưa ra kết luận khẳng

định có bán phá giá và có thiệt hại cũng như mối quan hệ nhân quả giữa chúng; một khi kết luận của USITC là không tồn tại thiệt hại thì tiến trình điều tra ở cả hai cơ quan đều chấm dứt. Cách phân chia quyền hạn trong quá trình điều tra theo kiểu của Hoa Kỳ làm cho quá trình điều tra các vụ việc chống bán phá giá có vẻ rất khách quan và đảm bảo sự đúng đắn trong các quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong thực tế các kết luận mà hai cơ quan này phán quyết thường bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, đặc biệt là các vấn đề chính trị nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước có sản phẩm bị điều tra. Ngoài ra sức mạnh của các tập đoàn, hiệp hội yêu cầu điều tra cũng có những tác động nhất định đến những quyết định cuối cùng của các cơ quan điều tra.

Việc lựa chọn mô hình chỉ có một cơ quan điều tra duy nhất ở Việt Nam hiện nay là phù hợp với nhu cầu cải cách bộ máy hành pháp; tránh được tình trạng cồng kềnh, tốn kém và chồng chéo. Vấn đề đặt ra cần được giải quyết ngay ở Việt Nam là phải có một đội ngũ chuyên viên thực sự có năng lực và kiến thức liên quan đến hoạt động điều tra phá giá trong thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)