Những đóng góp thực tế của doanh nghiệp FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 42)

phát triển kinh tế xã hội

Theo thống kê sơ bộ, khối doanh nghiệp FDI hiện nay đóng góp trên 20.000 tỷ đồng thuế vào ngân sách mỗi năm. Do đó, để đảm bảo cân đối các lợi ích kinh tế, Chính phủ Việt Nam cần xem xét lại chiến lược thu hút nguồn vốn này trong thời gian tới trong việc cân đối các yếu tố kinh tế, không chỉ dựa vào thị trường và kim ngạch xuất khẩu.

Không chỉ đóng góp trực tiếp về kinh tế, chính những nhà đầu tư nước ngoài là tác nhân tạo ra áp lực lớn buộc các công ty trong nước phải đổi mới, phải chuyển mình để có thể lớn mạnh và tồn tại trong nền kinh tế thị trường.

Sự hoạt động và cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI là tác nhân quan trọng để hiện đại hóa thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

Biểu đồ 1.7: Tỷ trọng FDI về số lượng DN và đóng góp thuế thu nhập

(Nguồn: Vietnam Report)

Tuy nhiên, những bất cập trong việc quản lý các doanh nghiệp có vốn FDI cũng như những bằng chứng về những hậu quả xấu của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội xuất hiện với mật độ nhiều hơn, như gây ô nhiễm môi trường, công nghệ tiêu tốn nhiều năng lượng, nguồn vốn đưa ra từ nước ngoài vào Việt Nam là rất hạn chế, mà chủ yếu là lợi dụng nguồn vốn ở trong Việt Nam. Sự phát triển thiên về số lượng của doanh nghiệp FDI có nguy cơ gây thiếu hụt ngoại tệ và rủi ro tỷ giá trong tương lai.

Cơ cấu phân bổ vốn FDI vào Việt Nam hiện nay còn chưa hợp lý. Hiện tại, lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vốn FDI nhất, đứng thứ 2 là lĩnh vực bất động sản. FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đã bị giảm liên tục từ năm 2005 (70,4% năm 2005 xuống 68,9% năm 2006, 51% năm 2007, 36% năm 2008 và còn 13,6% năm 2009).

Không những thế, trong lĩnh vực này, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, có giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó, đầu tư vào khai thác tài nguyên và bất động sản tăng lên. Đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vốn dĩđã ít lại đang có xu hướng giảm (năm 2006 chiếm khoảng 6% tổng vốn đăng ký, nhưng đến tháng 11/2008 chưa đạt tới 1%).

Xét về tỷ trọng 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập nhiều nhất trong 03 năm 2007 - 2009, nhóm các doanh nghiệp FDI đến từ khu vực châu Á và khu vực Đông Nam Á là nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Các doanh nghiệp đến từ khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan chiếm đến gần 50% tỷ trọng tổng thuế thu nhập mà các doanh

nghiệp trong Bảng xếp hạng các doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất. Tiếp theo, các doanh nghiệp đến từ châu Âu và Hoa Kỳ cũng chiếm tỷ lệ cao trong đóng góp thuế thu nhập (21,64%).

Tuy nhiên, các doanh nghiệp của một số nền kinh tế khác đang có lợi nhuận không lớn, thậm chí thua lỗ, và do vậy đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp còn hạn chế.1

Sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, năng lượng (đặc biệt là điện năng), nhưng hiệu quả kinh tế và qua đó là đóng góp cho ngân sách một bộ phận doanh nghiệp FDI là rất hạn chế. Để giải thích cho vấn đề này, có thể nêu ra một nguyên nhân là vấn đề chuyển giá và tránh thuế. Đây là một lo ngại đã có từ lâu nhưng dường nhưđang bộ lộ rõ hơn trong hoạt động của khu vực FDI.

Nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang gây thất thoát về nguồn thu thuế của Nhà nước qua hiện tượng chuyển giá trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận về nước. Bằng việc định giá quá cao các nguyên liệu, máy móc nhập khẩu đầu vào từ công ty mẹ, trong khi lại bán hàng hóa sản xuất ra cho công ty mẹ với giá quá thấp, nên các doanh nghiệp này luôn ở tình trạng "thua lỗ", không những không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mà còn được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Biểu đồ 1.8: Tỷ trọng đóng góp của DN FDI vào NSNN

(Nguồn: Vietnam Report)

1 Theo số liệu thống kê của Chi cục Thuế TP.HCM về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ (một kết quả không phải là bất thường so với những năm trước nên không thểđổ lỗi cho hậu quả của khủng khoảng kinh tế thế giới).

Trong bối cảnh đó, cần có sự thay đổi toàn diện về chiến lược thu hút và phát triển doanh nghiệp FDI. Khi tiệm cận dần tới ngưỡng là nước có thu nhập trung bình, Việt Nam có lẽ cần có sự chủ động cao hơn trong việc thu hút và lựa chọn đầu tư. Việt Nam cần chủ động và có tiêu chí lựa chọn kỹ càng hơn các đối tác chiến lược và các nhà đầu tư chiến lược.

Ưu tiên cao nhất là khả năng tạo lợi nhuận và sự lan truyền về công nghệ và quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Tránh việc thu hút FDI tập trung vào số lượng, nhấn mạnh vào đóng góp về lượng của FDI, với cái giá phải trả khá lớn về môi trường, tài nguyên và xã hội. Không phải cứ doanh nghiệp nước ngoài là tốt hơn, là hiệu quả cao hơn và tuân thủ tốt hơn luật pháp Việt Nam.

Việc lựa chọn đối tác chiến lược có lẽ cần căn cứ vào thực tiễn đầu tư của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Những nền kinh tế có các nhà đầu tư FDI kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam, đóng góp nhiều thuế thu nhập tại Việt Nam cần được coi là các đối tác chiến lược trong công tác hút đầu tư của Việt Nam.

Xét cho cùng, sứ mệnh quan trọng nhất của doanh nghiệp chính là tạo lợi nhuận và qua đó đóng góp cho xã hội. Chính vì vậy, bên cạnh việc có các chính sách kiểm soát hoạt động chuyển giá, Nhà nước và xã hội cần đánh giá cao và có biện pháp tôn vinh đúng mức các doanh nghiệp FDI làm ăn nghiêm túc, đạt lợi nhuận cao và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước của Việt Nam.

1.7. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC THU HÚT FDI VÀ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ ĐÓNG GÓP CHO NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 42)