Định hướng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 63)

2015.

Tại Hội nghị lần thứ 13, Ban chấp hành Trung ương khóa X, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình trong nước và quốc tế, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, xác định mục tiêu và những chỉ tiêu cơ bản kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 201. Cụ thể:

Ban Chấp hành Trung ương xác định một số nhiệm vụđịnh hướng phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế với 12 nội dung lớn: (1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định lành mạnh kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế. (2) Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp. (3) Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp. (4) Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh. (5) Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; hình thành một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại. (6) Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới; thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các khu vực còn nhiều khó khăn. (7) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục thực hiện các chương trình giảm nghèo bền vững. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng. (8) Phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển thể chất con người Việt Nam . (9) Đổi mới toàn diện và phát triển giáo dục-đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. (10) Phát triển khoa học-công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh, bền vững. (11) Bảo vệ và cải

thiện chất lượng môi trường, chủđộng ứng phó với biến đổi khí hậu. (12) Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới.

Trong đó xác định 3 khâu đột phá là : (1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Ban Chấp hành Trung ương cũng đã khẳng định yêu cầu cần thiết của việc tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nhằm đảm bảo cho việc thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển đã đề ra.

Có thể thấy, việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội, đặc biệt là

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)