trong giai đoạn 2011 - 2015
Có thể nói rằng, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã khá thành công trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cũng nhưđẩy mạnh hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Qua đó, vốn đầu tư nước ngoài đã có những đóng góp quan trọng của đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, như: nhịp độ tăng trưởng qua các năm chưa ổn định vững chắc; nhiều dự án đầu tư không được thực hiện, giải ngân chậm; cơ cấu vốn đầu tư còn nhiều bất hợp lý,... Một trong những nguyên nhân gây nên những hạn chế đó là sự lúng túng, thiếu nhất quán trong hoạch định chính sách thu hút vốn đầu tư. Vì vậy, trong giai đoạn từ nay đến 2015, để có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tốt hơn, cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đóng góp của các doanh nghiệp FDI trong sự phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam cần phải đưa ra được những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài hữu hiệu hơn. Các chính sách đó phải được thiết kế một cách đồng bộ theo những định hướng sau:
Thứ nhất, bên cạnh việc chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư như FDI, Việt Nam cũng cần từng bước tạo lập môi trường thu hút các dòng vốn đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán.
Nguồn vốn FDI trong thời gian qua đã góp phần tăng nhanh tỷ trọng của khu vực công nghiệp chế tạo và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó, các nguồn vốn này đã góp phần tích cực vào thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước vừa qua. Tuy nhiên, hiện có một số vấn đềđặt ra cần quan tâm, như:
+ Cạnh tranh thu hút vốn FDI giữa các nước trong khu vực và trên thế giới đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là trước áp lực cạnh tranh từ Trung Quốc. Do đó, trong vài năm tới, Việt Nam cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thu hút vốn FDI.
+ Thực tế nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua cho thấy, để tăng trưởng 1% GDP đang đòi hỏi lượng vốn đầu tư ngày càng lớn hơn. Hơn nữa, trong phạm vi toàn nền kinh tế, còn rất nhiều khu vực địa bàn, lĩnh vực
kinh tế cần được đầu tư phát triển để qua đó góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp.
Như vậy, để đảm bảo cân đối đủ lượng vốn đầu tư cho nhu cầu phát triển nền kinh tế trong những năm tiếp theo, bên cạnh việc tăng cường thu hút nguồn vốn ODA, FDI Việt Nam cũng cần phải chú trọng đến các dòng vốn đầu tư gián tiếp và ngắn hạn. Các dòng vốn này gắn liền quá trình phát triển của thị trường tài chính quốc tế. Do mục tiêu chính của dòng vốn này là tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi quốc tế, nên nó tập trung chủ yếu vào các thị trường đang lên. Qua đó, dòng vốn này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các khu vực, lĩnh vực đầu tư có hiệu quả.
Trong định hướng này cần chú ý rằng, việc thu hút vốn ODA sẽ chủ yếu để đầu tư vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường cải cách kinh tế, luật pháp, hành chính công,... qua đó tạo ra môi trường cạnh tranh thu hút vốn FDI và sau đó chính nhu cầu mở rộng đầu tư của các nhà đầu tư FDI sẽ tạo ra nhu cầu thu hút các dòng vốn đầu tư gián tiếp.
Thứ hai, để tăng cường thu hút vốn FDI vào Việt nam, các định hướng chủ yếu là: mở rộng địa bàn thu hút vốn đầu tư và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; thực hiện các chính sách ưu đãi; đa dạng hoá các hình thức đầu tư và chủđầu tư. Cụ thể:
- Mở rộng địa bàn thu hút FDI và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi:
Định hướng này được xác định từ chỗ, Việt nam là một nước nghèo, mọi vùng đều thiếu vốn, nhưng đều có những tiềm năng về tài nguyên, thiên nhiên và nguồn nhân lực có thể thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, các nhà đầu tư FDI thường tập trung ở những vùng có môi trường kinh doanh thuận lợi (cả về điều kiện cơ sở hạ tầng và môi trường pháp lý). Do đó, trong định hướng này cần chú ý là:
Việc mở rộng địa bàn thu hút FDI cần phải tiến dần từng bước. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, để mở rộng địa bàn, Trung Quốc thực hiện theo phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Trung quốc bắt đầu mở cửa từ những vùng có nhiều điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn, từ vùng ven biển đến vùng đồng bằng và sau đó phát triển trên toàn phương vị. Trung Quốc thực hiện phương châm không cho tiền, chỉ cho chính sách để các địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong đặc khu và đồng thời ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư hơn so với chính sách ưu đãi qui định trong Luật Đầu tư
nước ngoài. Mặt khác, Trung quốc cũng không ngừng hoàn thiện môi trường pháp lý để tiếp nhận FDI.
Thực tế, trong những năm vừa qua, Việt Nam cũng đã tiến hành xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, tình trạng chung của các khu công nghiệp được các địa phương thành lập chủ yếu với mục đích là để mình cũng có khu công nghiệp. Do đó, quy mô đầu tư xây dựng vào các khu vực này còn nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp FDI, hoặc không đưa ra được những ưu đãi cần thiết. Vì vậy, đây là hướng quan trọng nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào Việt Nam.
- Thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút vồn FDI:
Thực tế, các chính sách ưu đãi đầu tư của Việt nam được thực hiện trong những năm vừa qua có những đặc điểm như: có nhiều ưu đãi nhất thời, thiếu đồng bộ, nhất quán; còn nặng về phân biệt đối xử, chưa minh bạch, hiệu lực thực thi thấp; còn nhiều qui định chưa phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Do đó, các chính sách ưu đãi của Việt Nam cũng trở nên kém hấp dẫn các nhà đầu tư. Để thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, cần thực hiện theo hướng:
+ Khuyến khích hoạt động tái đầu tư của các doanh nghiệp FDI; + Khuyến khích kéo dài thời hạn kinh doanh;
+ Khuyến khích đầu tư vào những vùng kém thuận lợi hơn.
- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và chủ đầu tư: Các hình thức đầu tư FDI bao gồm liên doanh, 100% vốn nước ngoài và hợp tác kinh doanh trên cơ sở các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đối với chủđầu tư, trong cơ cấu FDI theo chủđầu tư, tỷ lệ từ các nước châu Á chiếm gần 70%. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng thu hút và chuyển giao công nghệ hiện đại vào Việt Nam, cũng như hạn chế khả năng tham gia của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam vào mạng phân phối toàn cầu. Vì vậy, định hướng quan trọng là khuyến khích các chủ đầu tư là các công ty xuyên quốc gia, đặc biệt là các công ty Hoa Kỳ, Nhật, Đức và các nước Tây Âu khác.
3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ ĐÓNG GÓP CHO NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN CỦA CÁC DOANH