gian tới.
a. Ban hành các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hợp lý
Để tạo được môi trường thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nước chủ nhà không chỉ có chính sách đầu tư hợp lý với nhiều ưu đãi mà còn phải biết quảng cáo cơ hội đầu tư của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Những mục tiêu này đạt được nhờ vào các biện pháp cơ bản thu hút đầu tư nước ngoài của nước chủ nhà như: xúc tiến đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Cụ thể:
* Cải thiện môi trường đầu tư
Cần phải tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh. Hiện nay độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam như phân tích cho thấy không phải là hơn, hoặc đúng hơn là chưa bằng các nước trong khu vực, do đó nếu không có những chính sách cải cách và cởi mở, tạo ra không gian tự do hơn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư nước ngoài. Môi trường đầu tư thuận lợi theo nghĩa rộng là tất cả những yếu tốđảm bảo hoạt động kinh doanh sinh lời với những phí tổn phi kinh tếở mức tối thiểu. Môi trường này không chỉ bao gồm những yếu tố ngắn hạn như những khuyến khích do Chính phủ đưa ra mà còn gồm những yếu tố dài hạn như triển vọng phát triển kinh tế, sự phát triển của thị trường các yếu tố sản xuất kinh doanh, tính ổn định và minh bạch của các chính sách và hệ thống pháp lý, hiệu lực về hiệu quả của bộ máy hành chính cũng như sự ổn định về chính trị và an toàn xã hội. Một môi trường như vậy không thể hình thành trong chốc lát hoặc chỉ bằng những giải pháp chính sách nhất thời, cục bộ mà là kết quả của một sự nỗ lực liên tục, thể hiện trong đường lối cải cách nhất quán và kiên quyết.
* Xúc tiến đầu tư
Để giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư với bên ngoài, nước chủ nhà thường tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát ở nước ngoài; tham gia, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, kinh tế ở khu vực và quốc tế. Đồng thời, tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông, xây dựng mạng lưới các văn phòng đại diện ở nước ngoài để cung cấp các thông tin nhanh chóng và
giúp đỡ kịp thời các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư ở nước mình. Ở Việt Nam, các hoạt động xúc tiến đầu tư còn đơn điệu và ít chủđộng.
* Xây dựng cơ sở hạ tầng
Điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng quan trọng đến chi phí và rủi ro của các hoạt động đầu tư. Vì vậy, nhiều nước đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông và các dịch vụ cơ sở hạ tầng đủ tốt để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam, công việc này thực hiện còn chậm và chủ yếu dựa vào nguồn vốn ODA.
* Xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh xuất khẩu, từ những năm 60, nhiều nước đã xây dựng những khu chế xuất với cơ sở hạ tầng, các dịch vụ thuận lợi và nhiều ưu đãi hấp dẫn đặc biệt. Sau đó, do hạn chế của những biện pháp này và sự chuyển hướng phát triển sang nền kinh tế mở ở nhiều nước, các khu công nghiệp và công nghệ cao phát triển nhanh chóng và tỏ ra rất hiệu quả trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu tư trong các khu vực này, các nhà đầu tư không những được đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chuyên dụng, dịch vụ thuận lợi,… mà sản phẩm của họ còn được tiêu thụ ở thị trường nội địa. Ở Việt Nam, mặc dù hoạt động còn kém hiệu quả nhưng các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài
b. Cải cách hành chính và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư
nước ngoài
* Đơn giản hoá các thủ tục hành chính.
Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài có một vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn FDI. Xét trên nhiều khía cạnh, quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung và về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng thuộc về môi trường đầu tư theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng có vai trò riêng của nó, vì vậy nhóm tác giả tách ra thành một đề mục riêng. Khi nói đến môi trường đầu tư nói chung, chúng ta hàm ý những yếu tố khách quan, còn khi nhấn mạnh đến quản lý Nhà nước là muốn nhấn mạnh đến yếu tố chủ quan.
Tác động của quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI được quy định bởi mức độ can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động này. Mỗi quốc gia có đường lối và chiến lược phát triển kinh tế riêng, do đó có những quy chế quản lý riêng đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Song, trong điều kiện
khu vực hoá và toàn cầu hoá, các quy chế này phải tiến đến những chuẩn mực chung, và hơn nữa mang tính cạnh tranh so với các nước khác. Như vậy, quan điểm chỉ đạo trong việc đổi mới quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là đơn giản hoá, thuận lợi hoá và tự do hoá. Kết quảđiều tra cũng như các tài liệu hiện có và những quan sát thực tế cho thấy chúng ta còn rất nhiều việc cần phải làm trong lĩnh vực này.
Trước hết, cần tiếp tục đơn giản hoá thủ tục đăng ký đầu tư, ở những lĩnh vực mà luật pháp không cấm. Nghĩa là, nhà nước chủ yếu xác định những lĩnh vực không cần hoặc hạn chếđầu tư nước ngoài, còn lại thì các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước được hưởng những qui định như nhau.
Phân định rõ và xoá bỏ những chồng chéo về quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ yếu là giữa bộ Kế hoạch - Đầu tư, chính quyền cấp tỉnh, thành phố thuộc Trung ương và ban quản lí các KCX – KCN.