Cơ cấu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước và nước ngoài

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 85)

Đối với vấn đề cung ứng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp FDI, trong năm 2010 và giai đoạn 2010 – 2015, các doanh nghiệp sản xuất trong khối doanh nghiệp FDI chủ yếu phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài về sản xuất và gia công chế biến. Nguyên nhân bởi nguồn nguyên phụ liệu trong nước không đáp ứng đủ hoặc do không đảm bảo các tiêu chí về chất lượng để sản xuất, vì chất lượng của các nhà nhập khẩu của Việt Nam đòi hỏi rất cao. Do đó, để thực hiện tốt chủ trương giảm nhập siêu của Chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất trong nước nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng cần đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước, giảm tình trạng phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài.

Liên kết sản xuất là một kênh quan trọng tạo ra tác động tràn. Tác động “ngược chiều” có thể xuất hiện nếu các doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu hoặc phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài. Mức độ của tác động càng cao nếu khối lượng sản phẩm phân phối hoặc nguyên liệu cung cấp càng nhiều, tức là quan hệ tỷ lệ thuận. Kết quảđiều tra cho thấy, chỉ 31% nguyên liệu sản xuất mà các doanh nghiệp FDI sử dụng được mua từ các doanh nghiệp trong nước, số còn lại mua từ doanh nghiệp FDI, nhập khẩu

hoặc mua trực tiếp từ hộ gia đình. Quan trọng hơn, chỉ số này hầu như không thay đổi qua các năm. Về lý do nhập khẩu nguyên liệu, có tới 2,6% doanh nghiệp FDI cho rằng nguyên liệu đó không có ở Việt Nam, 15% cho rằng có nhưng giá cao hơn nhập ngoại, 25% cho rằng chất lượng không tốt bằng nguyên liệu ngoại nhập. Kết quả cũng tương tự khi xem xét cơ cấu nguồn cung cấp nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước. Trung bình cho cả 3 ngành chỉ 8% - 13% tổng giá trị nguyên liệu mà doanh nghiệp sử dụng được mua từ các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, con số này đang ngày càng thay đổi khi các doanh nghiệp có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn.

Bảng 2.6: Xu hướng nhập khẩu nguyên phụ liệu của doanh nghiệp FDI (ĐVT: %)

Nguồn cung Tổng lượng nguyên phụ liệu Cơ khí, điện tử Dệt may – da giầy Chế biến thực phẩm Từ doanh nghiệp trong nước 31 17 - 20 34 – 37 41 – 48 Từ doanh nghiệp FDI 16 – 17 8 – 10 23 – 24 18 – 22 Từ nguồn khác (Nhập khẩu) 51 - 52 69 – 74 39 – 41 32 – 39

(Nguồn: Điều tra DN FDI của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo kim ngạch XNk của các doanh nghiệp FDI tại VN giai đoạn 2011.2015 (Trang 85)