nghiệp FDI tại các thị trường giai đoạn 2011 – 2015
Sau hơn 20 năm đổi mới doanh nghiệp FDI càng ngày càng đóng vai trò quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Chính phủ cũng dành nhiều ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Thực tế những năm gần đây tỷ lệ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia xuất khẩu ngày càng tăng. Năm 2004, tỉ lệ xuất khẩu trung bình trong các doanh nghiệp FDI ngành giày dép, may mặc và điện tử chiếm lần lượt 98,9%; 82,2% và 68,5%. Đặc biệt từ năm 2004 đến nay, khu vực này đều đóng góp trên 50% kim ngạch xuất khẩu và trở thành động lực cho tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khoảng 63,9% với kim ngạch khoảng hơn 196 triệu USD. Liên tiếp từ năm 2004 đến nay các khu vực kinh tế trong nước liên tục nhập siêu trong khi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài liên tục xuất siêu.
Đối với xuất khẩu của Việt nam những năm gần đây, các doanh nghiệp FDI luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp như hàng dệt may, điện tử, máy móc thiết bị, dây cáp điện.... Tính đến thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng năm của các doanh nghiệp FDI luôn trên 25%, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh theo từng năm. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên kim ngạch của hầu hết các mặt hàng đều giảm xuống. Tuy nhiên, bước sang năm 2010, khi nền kinh tế thế giới dần hồi phục trở lại, nhu cầu về tiêu dùng cũng như các hoạt động giao thương tăng, đã giúp cho việc xuất khẩu các mặt hàng của các ngành như Dệt may, cơ khí, da giày, máy móc linh kiện điện tử... tăng trưởng trở lại. Đây là các mặt hàng có lợi thế về xuất khẩu do đã có nhiều năm kinh nghiệm, trong khi các mặt hàng khác đều gặp khó khăn vì tính cạnh tranh chưa cao, khả năng tạo khác biệt thấp. Do đó, trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015, dự báo nhóm hàng này vẫn sẽ là các mặt hàng xuất khẩu chính của khối doanh nghiệp FDI và sẽ
tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao khi nhu cầu tại các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản sẽ phục hồi trở lại.
Do cơ cấu mặt hàng của các doanh nghiệp FDI không có nhiều sự thay đổi mang tính đột biến, nên xu hướng thị trường xuất khẩu chính trong giai đoạn 2011 – 2015 vẫn sẽ là các thị trường có kim ngạch nhập khẩu cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU.
2.2.2.1. Đối với mặt hàng da giày
Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế với tốc độ tăng trưởng ngành cũng như tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình trên 10%/năm; trong đó, có các doanh nghiệp FDI với tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn.
Trong ngành da giày Việt Nam thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm số lượng áp đảo, trên 60% số lượng doanh nghiệp; tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này chiếm trên 84% tổng kim ngạch toàn ngành.
Cùng với xu hướng xuất khẩu ngắn hạn, trong giai đoạn 2010 – 2015, ngành da giày sẽ có những đổi mới về các phương thức hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Ngay từ thời điểm này, công tác xúc tiến thương mại đã được chú trọng; toàn ngành đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của ngành da giày Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu da giày tiềm năng; nâng cao năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại; tạo điều kiện phát triển bền vững cho toàn ngành. Về phương thức bán hàng, các doanh nghiệp sẽ có nhiều đổi mới, với những mạng lưới tiêu thụ rộng hơn, thị trường trong nước và các nước trong khu vực sẽđược chú trọng nhiều hơn
Đối với các doanh nghiệp FDI trong ngành da giày, trong giai đoạn 2010 – 2015, khó có thể có tốc độ phát triển xuất khẩu cao như những năm gần đây; nguyên nhân do các thị trường xuất khẩu của ngành da, giày đã có nhiều thay đổi (hiện tại, tuy châu Âu vẫn là khách hàng lớn nhất, nhưng tỷ trọng đã giảm từ 70% xuống còn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu da, giày của Việt Nam; ngược lại, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đang tăng mạnh); một nguyên nhân nữa là do nguồn nhân công trong nước (một lợi thếđể thu hút vốn đầu tư FDI từ nước ngoài của Việt Nam) đang dần khó khăn. Vì vậy, dự báo trong
giai đoạn này, các doanh nghiệp FDI trong ngành da giày sẽ đặt kim ngạch xuất khẩu khoảng 10 -12 %.
2.2.2.2. Đối với hàng dệt may
Xu hướng xuất khẩu mặt hàng dệt may vào một số thị trường chính như sau:
* Thị trường Hoa Kỳ:
Trong năm 2010, mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của các doang nghiệp FDI trong nước đã vượt chỉ tiêu đề ra; tuy nhiên Hoa Kỳ cũng là thị trường có rất nhiều những quy định nhằm bảo hộ thị trường trong nước; bắt đầu từ tháng 2/2011 sản phẩm dệt may và giày dép nhập vào Hoa Kỳ vi phạm tiêu chuẩn an toàn sẽ bị tiêu hủy (trừ khi việc nhập khẩu lại được cho phép), mức tiền phạt có thể lên đến 15 triệu USD/vụ vi phạm. Do đó, trong giai đoạn 2010 – 2015, xu hướng xuất khẩu mặt hàng dệt may của các doanh nghiệp FDI vào thị trường này sẽ giảm về lượng so với giai đoạn trước.
* Thị trường EU:
Đối với thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt trên 2,2 tỷ USD năm 2010, nâng tỷ lệ xuất khẩu lên 1,4% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Năm 2008, EU đã bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc, do vậy, các doanh nghiệp trong nước cần nghiên cứu tác động của thị trường EU khi Trung Quốc được bãi bỏ hạn ngạch để giúp các doanh nghiệp định hướng mặt hàng và nước xuất khẩu để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh.
* Thị trường Nhật Bản:
Đối với thị trường Nhật Bản, từ năm 2009, hàng dệt may của ta xuất khẩu sang Nhật được hưởng mức thuế 0% theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết tháng 4 năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam có thể phải sử dụng nguồn nguyên phụ liệu nội địa hoặc được nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc các nước ASEAN để được hưởng mức thuế này, do vậy kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này có thể phấn đấu đạt khoảng 1,1 tỷ USD vào năm 2010, nâng tỷ lệ xuất khẩu lên 3% kim ngạch nhập khẩu của nước.
* Các thị trường khác:
Ngoài các thị trường trọng điểm xuất khẩu dệt may nêu trên, các doanh nghiệp dệt may cũng có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường
khác như: Canada, Hàn Quốc, Australia và các thị trường nhỏ lẻ nhưng đóng vai trò là trung tâm mua sắm của các khu vực như Hồng Kông, Singapore, Thụy Sĩ, Anh…
2.2.2.3. Đối với mặt hàng dây cáp điện
Hiện nay, Việt Nam đang có hơn 40 thị trường xuất khẩu dây và cáp điện, nhưng Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hồng Kông vẫn là những thị trường lớn. Riêng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hồng Kông đã chiếm 84% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam sang hai thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng khá cao. Năm 2010, tỷ trọng xuất khẩu dây và cáp điện của các doanh nghiệp Việt Nam sang hai thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ đã chiếm tới gần 85,7% kim ngạch xuất khẩu của ngành này. Sản phẩm xuất khẩu chính là dây và cáp điện dùng trong ôtô tiếp tục thuận lợi. Dấu hiệu rõ nhất thể hiện sự tăng trưởng về xuất khẩu sang thị trường lớn nhất là Nhật Bản, Hoa Kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu nhiều lô hàng cáp điện khác cũng tăng cao.
Về xu hướng thị trường xuất khẩu chính dây cáp điện của các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn 2011 – 2015: Trong giai đoạn này, kinh tế thế giới sẽ hồi phục, trong đó có sự phục hồi của các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ kéo theo nhu cầu về dây và cáp điện sẽ gia tăng, đồng thời giá sẽ được cải thiện. Theo dự báo, xuất khẩu dây cáp điện của các doanh nghiệp FDI sang các thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm tử 2011 - 2015.
2.2.2.4. Thị trường xuất khẩu của mặt hàng điện tử
Hiện nay, thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng điện tử vẫn sẽ là Trung Quốc. Do có nhiều điều kiện thuận lợi nhưđịa lý, sức tiêu thụ… thì thị trường Trung Quốc luôn là thị trường nhập khẩu số một của mặt hàng điện tử. Năm 2010, ước tính kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang Trung Quốc đạt hơn 50 triệu USD; tuy nhiên, do các doanh nghiệp điện tử Việt Nam với đa sốở quy mô nhỏ và vừa nên gặp nhiều hạn chế trong hoạt động; song song đó, ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất phụ tùng linh kiện cũng phát triển chậm, không đáp ứng được nhu cầu lắp ráp trong nước, nên hàm lượng lao động Việt Nam trong các sản phẩm điện tử bình quân chỉ khoảng 5 - 10% giá trị sản phẩm. Vì vậy, hầu hết sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được xuất đi
Trung Quốc để hoàn tất chuỗi giá trị sản xuất; điều đó nói lên tính cạnh tranh của sản phẩm của chúng ta còn thấp. Do đó, định hướng thị trường chính của các doanh nghiệp điện tử của nước ta trong giai đoạn tới là các thị trường Đông Á (như Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan), đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
2.2.3. Một số xu hướng của thị trường tiềm năng
Hiện nay, thị trường Trung Đông là thị trường rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Việc các khuôn khổ pháp lý làm cơ sở cho việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước khu vực Trung Đông; đã ký các Hiệp định hợp tác về kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật, khuyến khích và bảo hộđầu tư... với nhiều nước trong khu vực; đã thiết lập được mạng lưới thương vụ khá mạnh tại Trung Đông... Khu vực Trung Đông có nhu cầu rất lớn và đa dạng về chủng loại hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng, khả năng thanh toán cao nhờ dầu mỏ, trong khi đó nền sản xuất tại đây lại chưa phát triển do thiếu nguyên liệu đầu vào và lực lượng lao động tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu. Năm 2008, Chính phủ xác định là năm trọng điểm trong quan hệ với Trung Đông. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008- 2015” và cũng đã xây dựng chương trình hành động đẩy mạnh quan hệ với Trung Đông đến năm 2015. Đây là những bước đột phá quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Đông. Do đó, thị trường Trung Đông hứa hẹn là thị trường rất tiềm năng cho việc xuất khẩu hàng hóa của nước ta.
Trong khi các thị trường khác trên thế giới đang có xu hướng bão hòa thì thị trường châu Phi được đánh giá vẫn còn nhiều cơ hội và triển vọng đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi tập trung vào gạo, hàng điện tử và linh kiện, dệt may, sản phẩm cao su, giày dép, cà phê, hải sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng và chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là những mặt hàng châu Phi có nhu cầu cao do phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và yêu cầu về chất lượng không khắt khe. Trong đó, gạo vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm hơn 40% kim ngạch xuất khẩu. Dự báo trong khoảng 5 năm tới, gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu số một của Việt Nam do nhu cầu của châu Phi cao trong khi nguồn cung hạn chế. Mỗi
năm, châu Phi phải nhập khẩu hơn 1 tỷ USD mặt hàng gạo. Các thị trường nhập khẩu gạo với số lượng lớn là Bờ biển Ngà, Xê-nê-gan, Ga-na, Ăng-gô- la, Kê-ni-a, Mô-dăm-bích. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nước trong khu vực như Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ và nhất là Trung Quốc do giá rẻ hơn và phù hợp với sức mua tiêu dùng bình dân ở châu Phi. Bên cạnh đó, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi tăng liên tục trong 3 năm gần đây nhưng mới chỉ chiếm gần 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xét tỷ trọng kim ngạch thương mại của châu Phi trong năm 2009 mới chỉ chiếm 0,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của châu lục này.
Trong giai đoạn 5 năm tới (2011 – 2015), để hàng hóa của Việt Nam tiếp tục có chỗ đứng vững chắc tại thị trường châu Phi, tiến tới nâng dần tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam thông qua việc tranh thủ khai thác tiềm năng nhập khẩu của thị trường này, Bộ Công Thương vừa phê duyệt Đề án "Phát huy khả năng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tổng hợp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi". Theo đề án này, Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế chính sách nói chung nhằm kết hợp hài hòa giữa đội ngũ các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm tới việc bán hàng vào thị trường châu Phi. Một mặt, tiếp tục có những cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặt khác, cần lựa chọn, xây dựng hệ thống một số doanh nghiệp lớn, bao gồm một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp có năng lực để tạo thành những đầu mối xuất khẩu chủ lực, chuyên trách đối với những mặt hàng trọng điểm và tập trung vào một số thị trường trọng điểm tại châu Phi. Đối với những doanh nghiệp này cần xây dựng cơ chế hỗ trợ riêng để phát huy lợi thế vốn có của các doanh nghiệp và coi đây như những "mũi nhọn" trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Việc lựa chọn các doanh nghiệp làm đầu mối chủ lực và xây dựng cơ chế hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nhằm phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, mà còn góp phần tăng cường xuất khẩu hàng hóa trên thị trường châu Phi nói chung cũng như hỗ trợ và tận dụng thế mạnh đặc thù của một số doanh nghiệp nói riêng.
Ngoài các mặt hàng Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu sang châu Phi như gạo, dệt may, cà phê, giày dép, hàng điện tử, vật liệu xây dựng..., trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam cần mở rộng khai thác các mặt hàng châu Phi có nhu cầu lớn như đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, thực phẩm,
thực phẩm chế biến, đồ hộp, sản phẩm cơ khí nông nghiệp, sản phẩm nhựa, săm lốp ô tô, dược phẩm, thuốc chống sốt rét, màn chống muỗi...
Châu Phi bao gồm 54 quốc gia với dân số trên 1 tỷ người. Đây là thị trường có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên liệu của nhiều nước; trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã trao đổi thương mại với tất cả các nước ở châu Phi và thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại châu Phi liên tục được mở rộng trong những năm gần đây.
Ngoài ra, năm 2011 Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc sẽ tiếp tục là những quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nước ta