a. Duy trì những mặt hàng xuất khẩu truyền thống
Hoạt động xuất khẩu của nước ta cần tiếp tục đa dạng hóa các mặt hàng. Đối với thị trường Bắc Mỹ, Việt Nam có thể tận dụng nhiều cơ hội xuất khẩu, không chỉ xuất khẩu các mặt hàng truyền thống (Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là xuất khẩu thực phẩm) mà còn có thể đa dạng hóa các mặt hàng khác. Sự thay đổi sản phẩm xuất khẩu tại các thị trường có thể giúp cho hoạt động xuất khẩu thu về nhiều lợi nhuận hơn. Đối với thị trường châu Âu, thị trường này đang xóa dần các rào cản về nhập khẩu từ các thị trường châu Á nói chung và từ Việt Nam nói riêng. Chính phủ Anh đã tạo sức ép với cộng đồng châu Âu trong việc giảm bớt các rào cản đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu từ châu Á. Do vậy, Việt Nam có thể mở rộng sản xuất, đầu tư vào các thương hiệu cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu vào các thị trường này.
Nhìn chung, xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong mười tháng đầu năm 2010 đã có sự tăng trưởng mạnh, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung về xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước. Khu vực doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng lên qua các năm. Xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong mười tháng đầu năm 2010 ước đạt 31 tỷ USD, tăng 25,85% so với cùng kỳ năm trước và chiếm xấp xỉ 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được 2,754 tỷ USD, trong khi đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3,1 tỷ. Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò đóng góp rất lớn trong xuất khẩu. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, khu vực doanh nghiệp FDI đạt mức tăng trưởng 39,9% trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt mức tăng trưởng 24%.
Trong khi đó, tình hình nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng cao hơn nhiều so với nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp trong nước. Trong 10 tháng đầu năm 2010, nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng 41,2% trong khi các doanh nghiệp trong nước chỉ tăng 8,7%. Với mức tăng xuất khẩu
trong 10 tháng đầu năm đạt 25,8% (chưa tính dầu thô) trong khi tăng trưởng nhập khẩu lên trên 41% thì cần phải có những phân tích, đánh giá về việc tạo ra giá trị nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI, cho dù khối này vẫn duy trì vị trí đứng đầu về tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
b. Mở rộng, đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu mới
Trong thời gian qua, việc đóng góp vào xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI là thành quả rất lớn sau một quá trình dài thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với cơ cấu đầu tư như hiện nay thì đầu tư nước ngoài đang có những thay đổi rất đáng lưu ý như đầu tư vào bất động sản, đầu tư vào các dịch vụ thương mại, hạ tầng các khu đô thị, các dự án thực chất không sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu nhưng lại đòi hỏi nhập khẩu rất lớn. Chính vì vậy, việc đa dạng các mặt hàng xuất khẩu mới là rất cần thiết để duy trì và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Những mặt hàng xuất khẩu như gạch gốm sứốp lát, thức ăn gia súc,... là những mặt hàng có thể tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa mẫu mã và chủng loại để phục vụ hoạt động xuất khẩu. 1.6. NHỮNG ĐÓNG GÓP THỰC TẾ CỦA CÁC DN FDI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
1.6.1. Vai trò của FDI tại Việt Nam
Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài đã có những tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vai trò đó thể hiện trên những mặt cụ thể sau:
- Vốn FDI là nguồn vốn quan trọng và là một trong những điều kiện tiên quyết để Việt Nam thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
- Hoạt động FDI góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, công nghệ mới, phương thức sản xuất-kinh doanh mới, làm cho nền kinh tế nước ta từng bước chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đai.
+ Đối với ngành công nghiệp: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những chiếm tỷ trọng cao mà còn có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.
+ Đối với ngành nông nghiệp: Đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, kỹ thuật, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thức đẩy quá trình đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông lâm sản hàng hóa. Vốn đầu tư nước ngoài còn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế CNH, HĐH.
- Hoạt động của các dự án FDI đã tạo ra một số lượng lớn cho làm việc trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao, đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực cho người lao động Việt Nam.
- FDI thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, nó là một trong những phương thức đưa hàng hóa sản xuất tại Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất.
- FDI góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội như vấn đề xoá đói, giảm nghèo; giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; y tế, dân số và phát triển; bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên; cải thiện các công trình phúc lợi công cộng;khắc phục tệ nạn xã hội.
1.6.2. Những đóng góp thực tế của doanh nghiệp FDI đối với sự
phát triển kinh tế xã hội
Theo thống kê sơ bộ, khối doanh nghiệp FDI hiện nay đóng góp trên 20.000 tỷ đồng thuế vào ngân sách mỗi năm. Do đó, để đảm bảo cân đối các lợi ích kinh tế, Chính phủ Việt Nam cần xem xét lại chiến lược thu hút nguồn vốn này trong thời gian tới trong việc cân đối các yếu tố kinh tế, không chỉ dựa vào thị trường và kim ngạch xuất khẩu.
Không chỉ đóng góp trực tiếp về kinh tế, chính những nhà đầu tư nước ngoài là tác nhân tạo ra áp lực lớn buộc các công ty trong nước phải đổi mới, phải chuyển mình để có thể lớn mạnh và tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Sự hoạt động và cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI là tác nhân quan trọng để hiện đại hóa thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
Biểu đồ 1.7: Tỷ trọng FDI về số lượng DN và đóng góp thuế thu nhập
(Nguồn: Vietnam Report)
Tuy nhiên, những bất cập trong việc quản lý các doanh nghiệp có vốn FDI cũng như những bằng chứng về những hậu quả xấu của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội xuất hiện với mật độ nhiều hơn, như gây ô nhiễm môi trường, công nghệ tiêu tốn nhiều năng lượng, nguồn vốn đưa ra từ nước ngoài vào Việt Nam là rất hạn chế, mà chủ yếu là lợi dụng nguồn vốn ở trong Việt Nam. Sự phát triển thiên về số lượng của doanh nghiệp FDI có nguy cơ gây thiếu hụt ngoại tệ và rủi ro tỷ giá trong tương lai.
Cơ cấu phân bổ vốn FDI vào Việt Nam hiện nay còn chưa hợp lý. Hiện tại, lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vốn FDI nhất, đứng thứ 2 là lĩnh vực bất động sản. FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đã bị giảm liên tục từ năm 2005 (70,4% năm 2005 xuống 68,9% năm 2006, 51% năm 2007, 36% năm 2008 và còn 13,6% năm 2009).
Không những thế, trong lĩnh vực này, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, có giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó, đầu tư vào khai thác tài nguyên và bất động sản tăng lên. Đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vốn dĩđã ít lại đang có xu hướng giảm (năm 2006 chiếm khoảng 6% tổng vốn đăng ký, nhưng đến tháng 11/2008 chưa đạt tới 1%).
Xét về tỷ trọng 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập nhiều nhất trong 03 năm 2007 - 2009, nhóm các doanh nghiệp FDI đến từ khu vực châu Á và khu vực Đông Nam Á là nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Các doanh nghiệp đến từ khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan chiếm đến gần 50% tỷ trọng tổng thuế thu nhập mà các doanh
nghiệp trong Bảng xếp hạng các doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất. Tiếp theo, các doanh nghiệp đến từ châu Âu và Hoa Kỳ cũng chiếm tỷ lệ cao trong đóng góp thuế thu nhập (21,64%).
Tuy nhiên, các doanh nghiệp của một số nền kinh tế khác đang có lợi nhuận không lớn, thậm chí thua lỗ, và do vậy đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp còn hạn chế.1
Sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, năng lượng (đặc biệt là điện năng), nhưng hiệu quả kinh tế và qua đó là đóng góp cho ngân sách một bộ phận doanh nghiệp FDI là rất hạn chế. Để giải thích cho vấn đề này, có thể nêu ra một nguyên nhân là vấn đề chuyển giá và tránh thuế. Đây là một lo ngại đã có từ lâu nhưng dường nhưđang bộ lộ rõ hơn trong hoạt động của khu vực FDI.
Nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang gây thất thoát về nguồn thu thuế của Nhà nước qua hiện tượng chuyển giá trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận về nước. Bằng việc định giá quá cao các nguyên liệu, máy móc nhập khẩu đầu vào từ công ty mẹ, trong khi lại bán hàng hóa sản xuất ra cho công ty mẹ với giá quá thấp, nên các doanh nghiệp này luôn ở tình trạng "thua lỗ", không những không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mà còn được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Biểu đồ 1.8: Tỷ trọng đóng góp của DN FDI vào NSNN
(Nguồn: Vietnam Report)
1 Theo số liệu thống kê của Chi cục Thuế TP.HCM về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ (một kết quả không phải là bất thường so với những năm trước nên không thểđổ lỗi cho hậu quả của khủng khoảng kinh tế thế giới).
Trong bối cảnh đó, cần có sự thay đổi toàn diện về chiến lược thu hút và phát triển doanh nghiệp FDI. Khi tiệm cận dần tới ngưỡng là nước có thu nhập trung bình, Việt Nam có lẽ cần có sự chủ động cao hơn trong việc thu hút và lựa chọn đầu tư. Việt Nam cần chủ động và có tiêu chí lựa chọn kỹ càng hơn các đối tác chiến lược và các nhà đầu tư chiến lược.
Ưu tiên cao nhất là khả năng tạo lợi nhuận và sự lan truyền về công nghệ và quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Tránh việc thu hút FDI tập trung vào số lượng, nhấn mạnh vào đóng góp về lượng của FDI, với cái giá phải trả khá lớn về môi trường, tài nguyên và xã hội. Không phải cứ doanh nghiệp nước ngoài là tốt hơn, là hiệu quả cao hơn và tuân thủ tốt hơn luật pháp Việt Nam.
Việc lựa chọn đối tác chiến lược có lẽ cần căn cứ vào thực tiễn đầu tư của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Những nền kinh tế có các nhà đầu tư FDI kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam, đóng góp nhiều thuế thu nhập tại Việt Nam cần được coi là các đối tác chiến lược trong công tác hút đầu tư của Việt Nam.
Xét cho cùng, sứ mệnh quan trọng nhất của doanh nghiệp chính là tạo lợi nhuận và qua đó đóng góp cho xã hội. Chính vì vậy, bên cạnh việc có các chính sách kiểm soát hoạt động chuyển giá, Nhà nước và xã hội cần đánh giá cao và có biện pháp tôn vinh đúng mức các doanh nghiệp FDI làm ăn nghiêm túc, đạt lợi nhuận cao và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước của Việt Nam.
1.7. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC THU HÚT FDI VÀ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ ĐÓNG GÓP CHO NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI
1.7.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực Châu Á
1.7.1.1. Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc luôn quan tâm đến những quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc. Những hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lý nghiêm khắc. Nhiều quy định được xóa bỏ để phù hợp với pháp luật kinh doanh quốc tế như tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ. Phạm vi ngành nghềđược phép đầu tưđược mở rộng.
Chính sách cơ bản để thu hút FDI của Trung Quốc là chính sách thuế. Trung Quốc ban hành nhiều loại thuế riêng cho các hình thức đầu tư: hợp tác liên doanh, 100% vốn nước ngoài cho 14 thành phố ven biển. Liên doanh đóng thuế lợi tức 30% và 10% thêm cho các địa phương. Với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì thuế lợi tức từ 20-40% và 10% cho địa phương.
Về chính sách chung, Trung Quốc huy đông nguồn vốn FDI thông qua các hình thức như hợp đồng sản xuất, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế.
Để thu hút FDI vào các đặc khu kinh tế (ĐKKT), Trung Quốc đã áp dụng một loạt các chính sách linh hoạt hợp lý.
Thứ nhất, áp dụng “dịch vụ một cửa”, Trung Quốc mạnh dạn phân quyền cho các đặc khu. Trung ương chỉ thống nhất quản lý vĩ mô, từ bỏ việc can thiệp trực tiếp vào các vấn đề kinh tế của địa phương, cho phép các ĐKKT quyền hành chính, lập pháp và quản lý kinh tế ngang cấp tỉnh. Các vấn đề giải phóng mặt bằng, cấp điện, cấp nước, giao thông, môi trường được giải quyết dứt điểm. Thực hiện chính sách “một cửa” để tạo điều kiện thu hút FDI được thuận lợi. Ngoài ra, Trung Quốc cho thời hạn hợp đồng kéo dài hơn, có thể là 50 năm.
Việc phân cấp quản lý này vừa có tác dụng rất tích cực trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong thu hút FDI, vừa giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, tăng cường sức hấp dẫn của địa phương đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, Chính phủ Trung Quốc có các chính sách ưu đãi áp dụng tại các đặc khu. Cụ thể như:
- Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Tại các ĐKKT, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chỉ phải chịu mức thuế thu nhập 15% so với mức phổ biến 33%. Đối với doanh nghiệp có trên 70% sản phẩm xuất khẩu thì còn được hưởng mức thuế ưu đãi cao hơn nữa. Những doanh nghiệp nước ngoài sẵn có từ trước khi thành lập đặc khu được giảm thuế suất từ 33% xuống còn 24%, riêng các doanh nghiệp có áp dụng công nghệ cao được hưởng thuế suất 15%. Các dự án đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn như miền Tây, miền Trung - sẽđược thuê đất miễn phí, miễn thuê thu nhập trong vòng 10 năm...
- Về thời hạn miễn giảm thuế: Các doanh nghiệp tại các ĐKKT được